Nội dung chính
Nhiều người cho rằng kiểm soát lipid máu chỉ cần ăn ít chất béo, đường và thịt đỏ. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần của vấn đề. Chìa khóa thực sự nằm ở việc giúp cơ thể “tự phục hồi” thông qua việc ăn nhiều hơn những loại thực phẩm mà thường bị bỏ qua, đặc biệt là một số loại rau có tác dụng sinh học rõ rệt.
Rau luôn được coi là thực phẩm lành mạnh nhưng không phải loại nào cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến chuyển hóa lipid. Đáng chú ý, có 3 loại rau nổi bật là rau bina, mướp đắng và cần tây mang lại hiệu quả vượt xa vai trò bổ sung chất xơ thông thường.
1. Rau chân vịt

Rau bina không chỉ giàu sắt mà còn chứa sterol thực vật giúp kích hoạt các enzyme quan trọng trong gan như SOD và GPx. 2 enzyme này hỗ trợ loại bỏ gốc tự do – yếu tố góp phần chính vào quá trình oxy hóa LDL, từ đó ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Nghiên cứu cho thấy, chỉ cần tiêu thụ 250g rau bina mỗi tuần có thể giảm trung bình 17,5% mức LDL-C và tăng gần 9% HDL.
2. Mướp đắng

Mướp đắng, dù bị nhiều người tránh vì vị đắng, lại chứa 2 hợp chất quý là glycosides momordica và momordica charantia. Chúng kích hoạt con đường tín hiệu giống insulin (PI3K/Akt), từ đó giúp tế bào hấp thu glucose và axit béo hiệu quả hơn, làm giảm axit béo tự do trong máu.
Đồng thời, mướp đắng còn chứa chất xơ và chất ức chế trypsin thực vật giúp hạn chế hấp thụ lipid tại đường tiêu hóa, góp phần kiểm soát hội chứng chuyển hóa.
Tuy nhiên, những người huyết áp thấp, có vấn đề về hệ tiêu hóa, phụ nữ mang thai… không nên ăn.
3. Cần tây
Cần tây hoạt động qua một cơ chế khác. Nó chứa nhiều nitrat, sau khi chuyển hóa trong cơ thể thành oxit nitric (NO), một chất giãn mạch mạnh, giúp cải thiện lưu thông máu, giảm huyết áp, giảm tích tụ lipid trên thành mạch và hỗ trợ chức năng gan, thận. Nên uống nước ép cần tây vào buổi sáng, khi bụng rỗng.

Tuy nhiên, việc lạm dụng rau hay chỉ ăn một số loại “siêu thực phẩm” cô đặc (như nước ép) có thể phản tác dụng. Điều quan trọng là duy trì tiêu thụ tự nhiên, điều độ để không làm rối loạn nhịp sinh học và hệ tiêu hóa.
Thực chất, lipid máu cao phản ánh sự suy giảm khả năng tự điều chỉnh của cơ thể. Càng lớn tuổi, cơ chế này càng yếu. Việc đưa vào những thực phẩm có khả năng “kích hoạt” hệ điều hòa trao đổi chất là một cách phục hồi bền vững. Sự phục hồi này không đến từ vài tuần hay một chế độ ăn ngắn hạn mà là cả một quá trình lâu dài, đều đặn.
Ưu tiên ăn loại rau có lá xanh đậm để giảm mức cholesterol
Một hiểu lầm khác là cho rằng ăn càng ít chất béo càng tốt. Dữ liệu cho thấy, người tiêu thụ chất béo ở mức 30-35% tổng năng lượng có tỷ lệ rối loạn lipid máu thấp hơn so với những người ăn dưới 25%. Vấn đề không nằm ở lượng chất béo mà là ở sự kết hợp và môi trường hấp thụ. Rau không chống lại chất béo mà giúp cơ thể hấp thụ hợp lý hơn.
Dù không phải là phương pháp “thần kỳ” hay nhanh chóng như thuốc hay chế độ ăn nghiêm ngặt, việc bổ sung rau đúng cách mang lại hiệu quả ổn định, ít tác dụng phụ và có thể duy trì lâu dài. Về bản chất, đây là một cách can thiệp nhẹ nhàng nhưng sâu sắc vào khả năng tự phục hồi của cơ thể.
(Ảnh minh họa: Internet)
(Nguồn: Sohu)
Đọc bài gốc tại đây.