Trang chủ Sống khỏeDinh dưỡng 5 món ăn tưởng đại bổ nhưng hóa ra cực kỳ bình thường

5 món ăn tưởng đại bổ nhưng hóa ra cực kỳ bình thường

bởi Admin
0 Lượt xem

Rất nhiều món ăn lâu nay bị “thần thánh hóa” và coi là thuốc bổ cho sức khỏe, đặc biệt là với những người ốm, người già, trẻ nhỏ nhưng trên thực tế giá trị dinh dưỡng của chúng lại rất bình thường.

Canh gà, canh xương hầm

Canh gà, canh xương thường được dùng để bổ dung dinh dưỡng cho người ốm, thiếu dinh dưỡng, trẻ biếng ăn. Đặc biệt, món canh hầm xương được nhiều gia đình coi là nguồn cung cấp canxi dồi dào cho người già, chân tay yếu mỏi. Người nào mệt mỏi lười ăn thường được động viên húp loại canh bổ được hầm từ nguyên liệu giàu dinh dưỡng như gà, sườn…

Nước xương hầm thực ra lại rất nghèo dinh dưỡng. (Ảnh: Sohu)

Trên thực tế, thành phần lớn nhất trong nước xương hầm là nước, tiếp theo là chất béo và một lượng nhỏ protein, vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác. Nói cách khác, trong canh hầm, phần lớn dinh dưỡng đều nằm ở thịt. Lấy canh gà hầm làm ví dụ, hàm lượng protein trong mỗi 100gr nước canh gà chỉ có 1,3gr, trong khi thịt gà có 20,9gr/100gr; hàm lượng chất béo trong mỗi 100gr canh gà là 2,4gr, trong khi thịt gà có 9,5g/100gr.

Nam giới trưởng thành thường cần tiêu thụ 65gr protein mỗi ngày, trong khi phụ nữ trưởng thành cần 55gr. Vì vậy, nếu muốn bổ sung protein, bạn chỉ cần ăn 100gr thịt gà để đáp ứng 1/3 nhu cầu protein hàng ngày. Còn nếu dùng nước canh gà thay thế, bạn cần uống 1600ml . Đây là điều rất khó thực hiện.

Tương tự như vậy, đối với canh xương, hàm lượng canxi là 49-74 mg/kg, chỉ bằng 1/15 so với sữa. Nếu muốn bổ sung canxi bằng canh xương, bạn cần phải uống rất nhiều và nạp vào rất nhiều purin, muối và chất béo, có hại sức khỏe.

Canh gà, canh xương hầm chỉ thực sự bổ dưỡng nếu bạn ăn cả nước lẫn cái.

Nước ép trái cây

Việc chuyển từ trái cây nguyên quả sang nước ép cũng làm thay đổi giá trị dinh dưỡng. Sau khi ép nước, các chất dinh dưỡng bị mất đi đáng kể, chẳng hạn như vitamin C. Chất xơ quý giá cũng bị loại bỏ.

Nhưng đây không phải là vấn đề lớn nhất. Điều quan trọng nhất là việc ép nước trái cây “không thân thiện” với chỉ số đường huyết.

Nước ép trái cây không quá bổ dưỡng như nhiều người vẫn tưởng. (Ảnh: Sohu)

Đường trong trái cây tươi ban đầu tồn tại ở các tế bào và được gọi là “đường nội sinh”. Sau khi ép nước, thành tế bào bị phá hủy và đường được giải phóng, trở thành đường tự do. Đường tự do có tác động lớn đến lượng đường trong máu và dễ làm tăng đường huyết.

Vì vậy, so với việc uống nước ép thì ăn trực tiếp trái cây tốt hơn rất nhiều.

Mật ong

So với mật mía và đường, mật ong có nhiều vi chất dinh dưỡng quý giá hơn, có công dụng hỗ trợ cải thiện táo bón, làm đẹp da, giảm cân… Nếu lựa chọn giữa các chất làm ngọt này, mật ong đương nhiên tốt hơn rất nhiều. Tuy nhiên, khó có thể dùng nó như một thứ bồi bổ cơ thể vì mật ong khi được sử dụng với lượng lớn sẽ hại nhiều hơn lợi.

Các nghiên cứu cho thấy hơn 75% mật ong là glucose và fructose, đều là đường tự do. Thực tế, thỉnh thoảng ăn một ít đường tự do thì không gây ra nhiều vấn đề, nhưng nếu ăn nhiều trong thời gian dài, nó sẽ chuyển hóa thành chất béo và tích tụ ở các mô mỡ.

Mật ong cũng có thể gây tác dụng phụ với nhiều người. (Ảnh: Sohu)

Vậy mật ong có thể giúp giảm táo bón hay không? Hiệu quả thực tế tùy thuộc vào từng người. Một số người không dung nạp fructose và có thể bị tiêu chảy sau khi dùng mật ong.

Cháo trắng

Những khi ốm mệt, cháo trắng là món rất nhiều người sử dụng để ăn thay cơm. Theo quan niệm của người xưa, cháo trắng rất bổ dưỡng, phù hợp người già, trẻ nhỏ.

Thực tế, cháo trắng có gần 90% là nước, phần còn lại chủ yếu là carbohydrate. Điều này làm cho cháo trắng không chỉ dễ tiêu hóa mà còn rất đơn giản về mặt dinh dưỡng, với hàm lượng chất dinh dưỡng cực thấp như protein, chất xơ và vitamin cần thiết cho cơ thể con người.

Cháo trắng không thực sự bổ dưỡng như nhiều người vẫn nghĩ. (Ảnh: Sohu)

Thỉnh thoảng ăn một chút cháo trắng khi quá mệt, không muốn ăn thứ bổ dưỡng khác thì không sao. Nhưng một số người cho rằng nên dùng nó thường xuyên để bảo vệ dạ dày, như vậy sớm muộn gì cũng bị suy dinh dưỡng nếu không bù lại bằng các món đủ chất.

Ngoài ra, cháo trắng sau khi vào cơ thể sẽ dễ hấp thụ nên khiến lượng đường trong máu tăng nhanh, không tốt cho những người cần kiểm soát đường huyết.

Do đó, người bình thường không nên chọn cháo trắng làm lương thực chính trong thời gian dài.

Tất nhiên, do cháo trắng có thành phần đơn giản, lại không cần nhai nhiều nên có thể giảm gánh nặng cho đường tiêu hóa, thúc đẩy tiết dịch vị dạ dày. Ăn cháo trắng thực sự là lựa chọn tốt cho những người có nhu động dạ dày không tốt, những người đang hồi phục sau phẫu thuật và những người cao tuổi thể chất yếu, dùng trong thời gian ngắn.

Salad rau củ

Rau quả thực sự rất tốt cho sức khỏe, nhưng chúng ta không thể chỉ ăn rau. Thông thường, các thành phần trong món này cần được liên kết bằng nước sốt và đây chính là vấn đề.

Mỗi 100gr nước sốt salad thông thường chứa khoảng 76gr chất béo. Giới hạn chất béo hàng ngày đối với nam giới trưởng thành chỉ là 75gr, và đối với phụ nữ thậm chí còn ít hơn. Nói cách khác, nếu chỉ ăn salad rau, bạn có khả năng đạt đến giới hạn chất béo hàng ngày trong khi chất đạm lại không đủ.

Các loại sốt luôn tiềm ẩn nguy cơ gây tăng cân. (Ảnh: Sohu)

Nhiều người hy vọng sẽ giảm cân bằng cách ăn salad rau, nhưng kết quả là họ tăng cân.

Quan trọng hơn, nhiều loại nước sốt trộn salad trên thị trường được làm bằng cách trộn dầu thực vật và lòng đỏ trứng, với hàm lượng dầu hơn 80%, phần lớn là chất béo không bão hòa. Ăn loại nước sốt trộn salad này trong thời gian dài có thể dẫn đến tăng triglyceride, do đó gây nguy hiểm cho sức khỏe tim mạch.

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan