Trang chủ Thời sự - Xã hội Bình Phước đã nhận được đơn của Tập đoàn Sơn Hải và đang xử lý thế nào?

Bình Phước đã nhận được đơn của Tập đoàn Sơn Hải và đang xử lý thế nào?

bởi Admin
0 Lượt xem

Ngày 28-5, ông Phạm Văn Trinh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bình Phước thông tin UBND tỉnh đã nhận được đơn kiến nghị của Tập đoàn Sơn Hải liên quan đến gói thầu dự án cao tốc TP HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành (đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Phước). 

Trong đơn kiến nghị Tập đoàn Sơn Hải yêu cầu chấm lại gói thầu. Về vấn đề này, ông Trinh cho hay hiện các sở ngành đang tham mưu UBND tỉnh Bình Phước xử lý và trả lời cho Tập đoàn Sơn Hải theo quy định.

Bình Phước đã nhận được đơn của Tập đoàn Sơn Hải và đang xử lý thế nào? - Ảnh 1.

Phối cảnh dự án đường cao tốc TP HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành

Trước đó, Tập đoàn Sơn Hải gửi đơn đến UBND tỉnh Bình phước phản đối việc chấm thầu và lựa chọn nhà thầu dự án cao tốc TP HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành (đoạn qua tỉnh Bình Phước) không đúng quy định của Luật Đấu thầu, có thể gây thất thoát ngân sách nhà nước gần 150 tỉ đồng.

Do đó, Tập đoàn Sơn Hải đề nghị UBND tỉnh Bình Phước kiểm tra, rà soát lại năng lực của các thành viên trong Tổ chuyên gia đánh giá E-HSDT, thành lập tổ chuyên gia liên ngành, độc lập với chủ đầu tư và bên mời thầu để chấm lại E-HSDT, đảm bảo mục tiêu của công tác đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế lập tổ chuyên gia liên ngành độc lập, chấm thầu lại để đảm bảo minh bạch.

Trước đó, Tập đoàn Sơn Hải đăng tải văn bản gửi Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng tỉnh Bình Phước lên mạng xã hội gây xôn xao dự luận, phản đối kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu xây dựng đường cao tốc TP HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành (đoạn qua Bình Phước).

Bình Phước đã nhận được đơn của Tập đoàn Sơn Hải và đang xử lý thế nào? - Ảnh 2.

Dự án đường cao tốc TP HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Phước

Trong văn bản, Tập đoàn Sơn Hải cho hay có 5 nhà đầu tư tham gia đấu thầu dự án, gồm: Tập đoàn Sơn Hải với giá dự thầu hơn 732,3 tỉ đồng; Tập đoàn Cienco4 (UPCoM: C4G) giá dự thầu hơn 800,7 tỉ đồng; Liên danh cao tốc IB2500057961 giá dự thầu hơn 804 tỉ đồng; Liên danh cao tốc tỉnh Bình Phước giá dự thầu hơn 836 tỉ đồng và Liên danh cao tốc HCM – TDM – CT giá dự thầu hơn 866 tỉ đồng.

Lãnh đạo Tập đoàn Sơn Hải cho rằng rất ngạc nhiên khi ngày 22-5, chủ đầu tư đã lựa chọn nhà thầu có giá dự thầu cao nhất trúng thầu là Liên danh cao tốc HCM – TDM – CT. Trong khi đó, các nhà thầu gồm những doanh nghiệp tên tuổi trong lĩnh vực xây dựng giao thông như: Cienco4, Tổng Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex – VCG), Công ty CP Xây dựng Đèo Cả và Tập đoàn Sơn Hải đều bị loại với lý do không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.

Tập đoàn Sơn Hải “rớt thầu” thế nào?

Theo báo cáo của Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng tỉnh Bình Phước, gói thầu xây lắp xây dựng đường cao tốc TP HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, đoạn qua tỉnh Bình Phước do Công ty Cổ phần tư vấn Văn Phú (có địa chỉ ở TP Hà Nội) làm đơn vị tư vấn lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu.

Ngày 6-5, Tổ chuyên gia (do đơn vị tư vấn thành lập) đã lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu điện tử (E-HSDT) gửi Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng tỉnh Bình Phước (chủ đầu tư dự án). Đến ngày 17-3, chủ đầu tư mở thầu công khai qua mạng và có 5 tập đoàn xây dựng tham gia đấu thầu, trong đó có Tập đoàn Sơn Hải.

Kết quả đánh giá, E-HSDT của 5 nhà thầu đều hợp lệ, đủ năng lực và kinh nghiệm. Đơn vị trúng thầu là Liên danh cao tốc HCM-TDM-CT (gồm Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn, Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và xây dựng NTV Thành Phát).

Riêng 4 doanh nghiệp khác và Tập đoàn Sơn Hải bị “rớt thầu” do kết quả đánh giá về kỹ thuật không đạt.

Theo giải thích của Tổ chuyên gia, nhà thầu không đáp ứng yêu cầu về vật tư thiết bị cung cấp cho gói thầu; không đáp ứng yêu cầu về tổ chức thực hiện mô hình thông tin công trình (BIM) trong gói thầu; không đáp ứng yêu cầu về máy, thiết bị xây dựng phục vụ thi công gói thầu.

Tổ chuyên gia đấu thầu kết luận quá trình đánh giá E-HSDT của các nhà thầu được thực hiện dựa theo các quy định đối với hình thức đầu thầu qua mạng. Theo đó, Tổ chuyên gia đã đánh giá năng lực các nhà thầu hoàn toàn dựa theo các tài liệu do nhà thầu tự kê khai và nộp qua Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia cũng như các tài liệu làm rõ.

Trên cơ sở đánh giá E-HSDT, tổ chuyên gia thống nhất và kiến nghị chủ đầu tư xem xét lựa chọn Liên danh cao tốc HCM-TDM-CT.

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan