Gần đây, cộng đồng gym và fitness quốc tế đang “dậy sóng” với hàng loạt video viral trên TikTok và YouTube, trong đó các influencer công khai ăn 10.000 calories mỗi ngày với pizza, kem, gà rán, khoai tây chiên… như một phần của kế hoạch dirty bulk (tăng cân bất chấp chất lượng đồ ăn).
Điều gây sốc hơn cả là sau khi “nhồi” lượng calo khủng khiếp suốt nhiều ngày liền, họ chuyển sang phase cut (giảm mỡ) cực kỳ nghiêm ngặt, rồi khoe body bụng 6 múi siêu nét, cơ bắp cuồn cuộn.
Chiến lược bulk – cut vốn không mới với dân tập lâu năm: bulk để tăng cơ (chấp nhận lên chút mỡ), rồi cut để giảm mỡ, lộ cơ rõ hơn. Nhưng dirty bulk đang bị đẩy lên mức cực đoan chỉ để… câu view.
Trong các video viral, người chơi thử thách công khai ăn hơn 10.000 kcal/ngày suốt 1 tuần, với thực đơn siêu “độc lạ”: pizza nguyên cái, xô gà rán, kem hộp, bánh quy, shake protein siêu đặc. Sau phase bulk siêu bẩn, họ quay video quá trình cut với ăn kiêng nghiêm ngặt và cardio nặng để “lột xác” 6 múi trong 8–12 tuần.

Trend ăn 10.000 kcal mỗi ngày thu về lượng view cực lớn


Tranh cãi dữ dỗi
Trend này lập tức chia cộng đồng làm 2 phe. Phe ủng hộ khen hết lời. Trong khi đó phe phản đối gay gắt không kém:
“Dạy hư trẻ con. Toàn ăn rồi siết cực đoan, hại gan thận, rối loạn ăn uống”; “Không ai nói về cholesterol, gan thận hả?”
Thực tế việc ăn tới 10.000 kcal mỗi ngày trong giai đoạn dirty bulk, sau đó cutting khắc nghiệt để đạt body chuẩn 6 múi không phải là điều quá xa lạ trong giới thể hình chuyên nghiệp. Tuy nhiên, biến nó thành một “trend” câu view trên mạng xã hội lại tiềm ẩn rất nhiều hệ lụy đáng lo.
Không thể phủ nhận rằng những influencer thực hiện thử thách này thường có kiến thức dinh dưỡng, tập luyện bài bản và ý chí kỷ luật rất cao. Họ biết cách tính toán calo, điều chỉnh chế độ tập và kiểm soát giai đoạn cắt mỡ để đạt được thành quả cuối cùng. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc ai cũng có thể làm theo mà không trả giá.
Khi những video thử thách ăn 10.000 kcal/ngày trở nên viral, thông điệp đơn giản mà nhiều người tiếp nhận lại là: “cứ ăn vô tội vạ rồi muốn giảm cân lúc nào cũng được”. Việc nạp quá nhiều calo từ thức ăn nhanh, đồ ngọt, chất béo xấu không chỉ gây tăng mỡ nội tạng, rối loạn mỡ máu mà còn tạo gánh nặng lớn cho gan, thận.
Chưa kể, quá trình cutting sau dirty bulk cũng không hề dễ như video TikTok, mà đòi hỏi cường độ tập luyện nặng, ăn kiêng khắt khe, tinh thần thép để vượt qua cơn đói và mệt mỏi. Với người chưa có kiến thức và nền tảng tập luyện, bắt chước theo có thể dẫn đến rối loạn ăn uống, thất bại trong kiểm soát cân nặng và thậm chí là tổn hại sức khỏe lâu dài.
Ai đang “châm ngòi” cho trend này?
Trend ăn 10.000 kcal mỗi ngày không phải do một người khởi xướng mà là cả một “cơn sốt” trên mạng xã hội. Các influencer nổi bật như Jesse James West chuyên làm video 10,000 Calorie Challenge. Hay ErikTheElectric, “thánh ăn” với loạt clip 10,000–30,000 kcal (có cảnh báo nhưng vẫn bị chỉ trích). Hàng loạt TikToker nhỏ hơn cũng đua nhau “hashtag 10000caloriechallenge”.
Nội dung thường theo công thức: “I Ate 10,000 Calories a Day for a Week” (Tôi ăn 10.000 calo mỗi ngày suốt một tuần). Sau đó là video cutting siết mỡ cực mạnh để khoe 6 múi “thành quả”.


Jesse James West làm video thử thách ăn 10.000 kcal sau đó khoe body 6 múi
Đọc bài gốc tại đây.