Trang chủ Sống khỏeUng thư 90% ca ung thư phổi của người Việt xuất phát từ thói quen này: Bạn có đang mắc phải?

90% ca ung thư phổi của người Việt xuất phát từ thói quen này: Bạn có đang mắc phải?

bởi Admin
0 Lượt xem

Theo PGS.TS Phạm Cẩm Phương – Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu (Bệnh viện Bạch Mai), ung thư phổi xuất phát từ hai nhóm nguyên nhân: ngoại sinh và nội sinh. Trong đó, hút thuốc lá là yếu tố ngoại sinh gây ung thư phổi, có liên quan tới 90% các ca mắc tại Việt Nam.

Khói thuốc chứa hơn 7.000 hóa chất, trong đó ít nhất 70 chất được xác định là có thể gây ung thư như: benzene, formaldehyde, nitrosamine… Những chất này có thể gây tổn thương tế bào phổi, dẫn đến đột biến gen và hình thành ung thư.

Bên cạnh đó, các yếu tố khác như phơi nhiễm hóa chất độc hại (amiăng, khí radon), ô nhiễm không khí, tiền sử mắc bệnh phổi mãn tính, suy giảm miễn dịch và đột biến gen (EGFR, KRAS, ALK…) cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

- Ảnh 1.

Bác sĩ Phương đang khám cho bệnh nhân.

Những triệu chứng không nên xem nhẹ

PGS Phạm Cẩm Phương cho hay, ung thư phổi ở giai đoạn đầu thường diễn tiến âm thầm, khó nhận biết. Tuy nhiên, bệnh có thể gây ra một số dấu hiệu cảnh báo như sau:

– Ho kéo dài trên 2 tuần, ho ra máu;

– Đau tức ngực, khó thở, khàn tiếng;

– Sụt cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi kéo dài;

– Ở giai đoạn muộn, người bệnh có thể bị đau xương, đau đầu, phù mặt hoặc cổ do khối u di căn.

Khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng trên, đặc biệt là người có yếu tố nguy cơ, mọi người nên đi kiểm tra tại cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán sớm, chuyên gia Phương lưu ý.

Phát hiện sớm ung thư phổi, cơ hội sống lên đến 90%

Theo PGS.TS Phạm Cẩm Phương, nếu ung thư phổi được phát hiện ở giai đoạn I (khối u < 4cm, chưa di căn), tỷ lệ sống sau 5 năm có thể đạt tới 90%. Tuy nhiên, ở giai đoạn muộn, con số này giảm mạnh, chỉ còn dưới 20%.

Do đó, tầm soát định kỳ bằng chụp CT liều thấp được xem là phương pháp “vàng” để phát hiện bệnh. Kỹ thuật này có thể phát hiện tổn thương nhỏ chỉ 2–3 mm, đồng thời giảm 20% phơi nhiễm phóng xạ so với chụp CT thông thường.

Chuyên gia khuyến cáo, các đối tượng có nguy cơ cao sau đây nên đi khám và tầm soát ung thư phổi định kỳ:

– Người hút thuốc lá trên 20 năm;

– Người có người thân mắc ung thư phổi (cha mẹ, anh chị em ruột);

– Làm việc trong môi trường chứa hóa chất độc hại (amiăng, khí radon…);

– Có tiền sử mắc bệnh phổi mạn tính (COPD, lao phổi…);

– Người trên 50 tuổi, đặc biệt là những người sống ở khu vực ô nhiễm không khí.

PGS Phạm Cẩm Phương cho hay, những người có đột biến gen di truyền trong gia đình có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn bình thường gấp 2–3 lần. Do đó, những người có người thân từng mắc ung thư phổi nên tầm soát từ độ tuổi 40 trở đi.

Hiện tại, xét nghiệm gen chưa được khuyến cáo đại trà với người khỏe mạnh, tuy nhiên có thể được chỉ định trong một số trường hợp đặc biệt, hoặc phục vụ điều trị chính xác nếu đã phát hiện bệnh.

Cách phòng ngừa ung thư phổi

Để phòng ngừa ung thư phổi, chuyên gia ung bướu khuyên người dân nên thực hiện một số điều dưới đây:

– Ngừng hút thuốc lá: Sau 10 năm bỏ thuốc, nguy cơ mắc ung thư phổi giảm tới 50%.

– Tránh khói thuốc thụ động và các nguồn khí độc hại trong môi trường sống, làm việc.

– Đeo khẩu trang chống bụi mịn (PM2.5) tại khu vực ô nhiễm.

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Ăn nhiều rau họ cải (bông cải xanh, cải xoăn), bổ sung vitamin C và E.

– Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục tối thiểu 30 phút/ngày để tăng cường miễn dịch.

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan