Nội dung chính
Thịt mỡ từ lâu đã bị gán mác “hung thần của tim mạch”, bởi chứa nhiều chất béo bão hòa dễ gây xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, theo cảnh báo từ GS. Watanabe – bác sĩ phẫu thuật tim mạch nổi tiếng Nhật Bản – có 4 loại “bột trắng” quen thuộc thậm chí tàn phá mạch máu nhanh và âm thầm hơn cả mỡ động vật, khiến thành mạch cứng như đá nếu dùng thường xuyên mà không kiểm soát.
1. Đường tinh luyện
Không giống như mỡ động vật cần thời gian để tích tụ và gây hại, đường trắng hấp thụ cực nhanh, làm đường huyết tăng vọt rồi tụt đột ngột, tạo ra sự dao động bất lợi cho hệ chuyển hóa. Điều này không chỉ kích thích tích mỡ nội tạng mà còn sản sinh các gốc tự do gây viêm, tổn thương lớp nội mạc mạch máu.

Khác với thịt mỡ, thường bị người dùng dè chừng thì đường trắng ẩn mình khéo léo trong bánh ngọt, nước sốt, thịt khô, nước chấm, đồ uống đóng chai… khiến chúng ta vô tình tiêu thụ vượt mức khuyến cáo. WHO chỉ rõ: mỗi ngày không nên nạp quá 50g đường tinh luyện, tương đương 10% tổng năng lượng.
2. Bột mì
Ăn thịt mỡ, bạn dễ nhận biết và hạn chế. Nhưng với bột mì trắng, có mặt từ bánh mì, bánh quy, mì ăn liền đến bánh bao… lại là “thủ phạm giấu mặt”. Dù không chứa chất béo, bột mì tinh luyện lại làm tăng đường huyết nhanh không kém đường trắng, gây kháng insulin và thúc đẩy rối loạn mỡ máu – nền tảng của xơ vữa động mạch.

GS. Watanabe nhấn mạnh: “Thực phẩm càng qua tinh chế, giá trị dinh dưỡng càng thấp, nhưng khả năng gây hại lại càng cao”. Nếu thịt mỡ có thể kiểm soát bằng cách cắt giảm khẩu phần, thì bột mì lại dễ khiến chúng ta ăn thừa mỗi ngày mà không hề nhận ra.
3. Muối
Thịt mỡ làm tăng cholesterol, nhưng muối lại tấn công tim mạch theo cách khác: làm tăng huyết áp, khiến thành mạch bị áp lực liên tục, lâu dài gây xơ cứng, phình mạch, thậm chí vỡ mạch máu. Một bát mì ăn liền có thể chứa lượng muối gần bằng mức giới hạn 6g/ngày mà Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra.
So với mỡ, muối nguy hiểm ở chỗ khó cảm nhận ngay tác hại. Hậu quả chỉ lộ rõ khi tim đập loạn nhịp, huyết áp cao, hoặc biến chứng như đột quỵ xảy ra. Hãy thay đổi cách nêm nếm, ví dụ như dùng giấm, tỏi, chanh thay vì nước mắm, nước tương đậm đặc để cắt giảm natri mà không đánh mất hương vị.
4. Bột protein
Nếu thịt mỡ gây nguy cho người ít vận động thì bột protein lại dễ khiến người tập luyện hại thân vì lạm dụng. Một số người dùng đến 5 muỗng/ngày để tăng cơ, nhưng vô tình khiến thận làm việc quá sức. Khi chức năng thận suy yếu, cơ thể không đào thải được nước và natri, huyết áp tăng và kéo theo nguy cơ tổn thương tim mạch.

GS. Watanabe cảnh báo: “Ngoài mạch máu, thận cũng dễ tổn thương lạm dụng bột protein. Nhưng lại là “cơ quan im lặng”, đến khi phát hiện tổn thương thì tim đã bị kéo theo. Trừ khi có chỉ định chuyên biệt, người khỏe mạnh không nên phụ thuộc vào bột protein – thay vào đó, hãy lấy đạm từ thịt nạc, cá, trứng để vừa đủ dinh dưỡng, vừa an toàn cho tim và thận.
Nguồn và ảnh: Aboluowang, Family Doctor
Đọc bài gốc tại đây.