Trang chủ Sống khỏeThời sự y tế Thiên tài hội họa sống trong điên loạn, qua đời ở tuổi 37, khoa học nói ông mắc bệnh đáng sợ hơn cả trầm cảm

Thiên tài hội họa sống trong điên loạn, qua đời ở tuổi 37, khoa học nói ông mắc bệnh đáng sợ hơn cả trầm cảm

bởi Admin
0 Lượt xem

Vincent van Gogh (1853-1890) – tác giả của những tác phẩm hội họa nổi tiếng thế giới. Ông được hậu thế nhớ đến như một trong những “thiên tài bị hành hạ” để lại nhiều câu chuyện truyền cảm hứng và gây xúc động.

Sinh thời, Van Gogh vốn là người khó tính, nhiều khi trở thành khó ưa, khó chịu đối với những người xung quanh. Thêm vào đó, ông có một lối sống lập dị, cảm xúc lên xuống rất thất thường khiến họa sĩ thường xuyên phải ra vào các bệnh viện tâm thần để điều trị.

Thiên tài hội họa sống trong điên loạn, qua đời ở tuổi 37, khoa học nói ông mắc bệnh đáng sợ hơn cả trầm cảm- Ảnh 1.

Ở thời Van Gogh, người ta vẫn chưa có khái niệm về chứng rối loạn lưỡng cực nhưng những biểu hiện của Van Gogh khiến các nhà khoa học tin rằng, đây chính là chứng bệnh mà vị danh họa huyền thoại đã mắc phải, bởi có những giai đoạn ông suy sụp tới mức không thể ngồi dậy, không thể cầm nổi cọ vẽ, nhưng cũng có những giai đoạn ông hưng phấn và vẽ liên tục không ngơi nghỉ, cho ra những tác phẩm sau này trở thành kinh điển.

Ở trường hợp của Van Gogh, người ta nhận thấy chứng bệnh của ông xuất hiện sau những giai đoạn sáng tạo đỉnh cao, dồn nhiều tâm sức để lao động nghệ thuật bằng một sự hăng hái, nhiệt tình cao độ. Đến sau này, khoa học nhìn nhận và khẳng định thiên tài hội họa này chắc chắn đã bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực.

Để tưởng nhớ người họa sĩ nổi tiếng và nâng cao nhận thức cộng đồng về rối loạn cảm xúc lưỡng cực, từ năm 2015, Quỹ Quốc tế về Rối loạn Lưỡng cực và Hiệp hội Quốc tế về Rối loạn Lưỡng cực đã đề xuất chọn ngày 30/3 – ngày sinh của vị họa sĩ thiên tài – làm Ngày Thế giới Phòng chống rối loạn lưỡng cực.

Thiên tài hội họa sống trong điên loạn, qua đời ở tuổi 37, khoa học nói ông mắc bệnh đáng sợ hơn cả trầm cảm- Ảnh 2.

Rối loạn lưỡng cực là gì?

“Rối loạn lưỡng cực” (bipolar affective disorder), còn được gọi là “chứng hưng trầm cảm” (manic-depression), là một bệnh lý tâm thần đặc trưng bởi các giai đoạn trầm cảm xen kẽ với các giai đoạn hưng cảm.

Sự biến đổi cảm xúc này không phải là những thay đổi tâm trạng nhất thời mà là những thay đổi tâm trạng mãn tính và kéo dài. Chúng đi kèm với các mức độ suy giảm chức năng xã hội khác nhau, thậm chí là hành vi tự gây hại.

Người bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực thường có dấu hiệu nào nhận biết?

Những người mắc chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực thường trải qua tâm trạng đi lên và đi xuống như biểu đồ hình sin. Khi trầm cảm, họ chìm sâu trong tuyệt vọng, bi quan, phủ nhận bản thân và tự dằn vặt. Ngược lại, khi hưng cảm, tâm trạng họ lại lên cao, suy nghĩ phóng túng, tự cao tự đại, tràn đầy năng lượng và dễ bị kích động. Những trạng thái trái ngược này luân phiên chi phối cuộc sống của người bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Thiên tài hội họa sống trong điên loạn, qua đời ở tuổi 37, khoa học nói ông mắc bệnh đáng sợ hơn cả trầm cảm- Ảnh 3.

Sohu chia sẻ, nhiều người bị rối loạn lưỡng cực sẽ có tâm trạng như là: “Tôi cảm thấy rất mệt mỏi, không có tinh thần, cũng không thể học hành được. Tôi thấy mình thật đáng thương và đáng ghét. Tôi đã phụ lòng những người yêu thương tôi. Màn đêm mang lại cho tôi chút lạnh lẽo và tĩnh lặng. Tôi thích cảm giác lưỡi dao cứa vào cánh tay cùng với sự thư thái và thoải mái mà nó mang lại. Tôi thích nhìn thấy máu bắn ra…”.

Ngược lại là: “Khi tâm trạng tốt, tôi cảm thấy ánh nắng thật ấm áp, gió thật mát lành, trái tim rực lửa và tình yêu nồng cháy. Cuộc sống tươi đẹp không còn xa vời nữa, nó ở ngay bên cạnh chúng ta. Hãy theo đuổi ước mơ, theo đuổi những gì mình yêu thích. Cuộc sống đang tỏa sáng, cuối cùng tôi cũng thoát khỏi vòng xoáy muốn chết để một lần nữa nhìn ngắm thế giới này. Tôi như được tái sinh. Mặt trời lại trở nên chân thực và vạn vật lại tươi đẹp…”.

Điều trị rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Hiện nay, việc điều trị rối loạn cảm xúc lưỡng cực đòi hỏi phải kết hợp nhiều phương pháp. Điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ là nền tảng, giúp ổn định tâm trạng. Kết hợp với liệu pháp tâm lý, hầu hết các triệu chứng của bệnh nhân có thể được kiểm soát hiệu quả. Giao tiếp xã hội và chất lượng cuộc sống cũng được cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên, rối loạn lưỡng cực có khả năng tái phát suốt đời rất cao. Do đó, việc điều trị lâu dài, nâng cao nhận thức về bệnh và khả năng tự quản lý là vô cùng quan trọng. Đặc biệt đối với nhóm thanh thiếu niên mắc chứng rối loạn lưỡng cực, cần xem xét nguyên tắc cha mẹ cùng tham gia điều trị. Việc này giúp cha mẹ nhận biết bệnh và các triệu chứng, đồng thời khuyến khích họ tham gia vào quá trình điều trị của con, từ đó nâng cao sự tuân thủ điều trị và giảm nguy cơ tái phát.

(Nguồn: Sohu)

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan