Trang chủ Sống khỏeThời sự y tế Người đàn ông 60 tuổi đột tử lúc nửa đêm vì “không chịu làm 1 việc” trước khi đi ngủ

Người đàn ông 60 tuổi đột tử lúc nửa đêm vì “không chịu làm 1 việc” trước khi đi ngủ

bởi Admin
0 Lượt xem

Sau khi dùng bữa tối, ông Trương (60 tuổi, Trung Quốc) ngồi lại trò chuyện, nhâm nhi vài chén rượu cùng một số người bạn cũ. Ông bình thường tửu lượng không quá tốt, nhưng hôm đó, có lẽ vì vui nên đã uống thêm hai ly nữa. Để làm giảm tác dụng của rượu, ông cũng uống rất nhiều nước. Sau khi về nhà, ông cảm thấy hơi mót tiểu nhưng buồn ngủ hơn nên lên giường nằm nghỉ ngơi trước.

Nửa đêm, ông thức giấc vì buồn tiểu, nhưng nghĩ rằng nếu nhịn một lúc thì có thể ngủ được nên cứ nằm vậy một lúc. Tuy nhiên, cơn buồn tiểu ngày càng mạnh hơn, ông không thể nhịn được nữa nên vội đứng dậy đi vào nhà vệ sinh. Không ngờ, khi đi được nửa đường, ông Trương đột nhiên ngã xuống đất và tắt thở. Khi gia đình phát hiện ra, họ đã nhanh chóng gọi cấp cứu, nhưng bác sĩ phát hiện ông Trương đã không còn dấu hiệu sinh tồn.

- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Sau đó, bác sĩ phân tích rằng có thể ông Trương đã nhịn tiểu quá lâu, khi ông đột nhiên đứng dậy đi vệ sinh, cơ thể đột nhiên thả lỏng, khiến dây thần kinh phế vị ở não hoạt động quá mức, từ đó gây ra loạn nhịp tim và cuối cùng là tử vong đột ngột. Tất nhiên, chúng ta không thể loại trừ hoàn toàn khả năng có những yếu tố khác dẫn đến cái chết của ông Trương, nhưng việc nhịn tiểu thực sự là một yếu tố góp phần quan trọng.

Sự việc này khiến chúng ta tự hỏi, tại sao việc nhịn tiểu lại có thể gây tử vong đột ngột? Những điều bạn nên tránh trước khi đi ngủ là gì?

Tại sao nhịn tiểu lại gây tử vong đột ngột?

Nhịn tiểu có thể gây tử vong đột ngột. Điều này nghe có vẻ khó tin nhưng thực ra nó có cơ sở khoa học.

Đầu tiên, khi chúng ta nhịn tiểu, bàng quang sẽ tiếp tục đầy nước tiểu và sức căng ở thành bàng quang tăng lên. Nhịn tiểu trong thời gian dài có thể khiến bàng quang bị đầy và thành bàng quang luôn trong tình trạng căng thẳng. Khi bàng quang đầy đến một mức độ nhất định, cơ thể con người sẽ sản sinh ra cơ chế phản xạ thụ thể áp lực.

Khi việc đi tiểu diễn ra đột ngột, áp lực trong bàng quang giảm mạnh. Sự thay đổi áp suất này theo phản xạ khiến dây thần kinh phế vị bị kích thích. Dây thần kinh phế vị bị kích thích, nhịp tim sẽ chậm lại và huyết áp sẽ giảm xuống. Trong những trường hợp nghiêm trọng, nó có thể gây loạn nhịp tim hoặc thậm chí ngừng tim, dẫn đến tử vong đột ngột.

Thứ hai, đối với người cao tuổi, chức năng thể chất của họ tương đối yếu, khả năng điều hòa hệ tim mạch và thần kinh không tốt bằng người trẻ. Việc nhịn tiểu trong thời gian dài có thể gây thêm áp lực lên hệ thống tim mạch vốn đã mỏng manh của họ. Khi họ đột nhiên đứng dậy để đi vệ sinh, quá trình lưu thông máu trong cơ thể sẽ thay đổi và huyết áp có thể dao động, có thể gây tử vong cho người cao tuổi.

Ngoài ra, các cơ bàng quang ở người lớn tuổi cũng có thể bị teo hoặc kém chức năng hơn, khiến họ dễ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi đột ngột về áp lực bàng quang khi đi tiểu, làm tăng nguy cơ tử vong đột ngột.

Trước khi đi ngủ, hãy tránh 3 điều này

Để tránh những thảm kịch như ông Trương xảy ra lần nữa, mỗi người, đặc biệt là người cao tuổi nên cố gắng tránh 3 điều sau đây trước khi đi ngủ:

1. Uống nhiều nước

Mặc dù uống nhiều nước rất tốt cho cơ thể nhưng không nên uống nhiều nước trước khi đi ngủ. Chức năng thận của người cao tuổi tương đối yếu, số lần đi tiểu vào ban đêm có thể tăng lên, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn làm tăng nguy cơ nhịn tiểu.

Vì vậy, người cao tuổi nên cố gắng uống ít nước hơn trong vòng hai giờ trước khi đi ngủ, đặc biệt tránh uống các loại đồ uống lợi tiểu như cà phê và trà. Nếu bạn cần uống thuốc vào ban đêm, bạn có thể uống một lượng nước nhỏ trước khi đi ngủ, nhưng đừng uống quá nhiều.

2. Làm việc quá sức

Chức năng hoạt động của cơ thể người cao tuổi tương đối yếu, mệt mỏi quá mức sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Trước khi đi ngủ, người cao tuổi nên tránh vận động mạnh hoặc lao động chân tay nặng nhọc. Bạn có thể chọn thực hiện một số hoạt động thư giãn như đi bộ, nghe nhạc… để giúp cơ thể thư giãn và giải tỏa sự mệt mỏi trong ngày.

Ngoài ra, người cao tuổi không nên tham gia các hoạt động kích thích quá mức trước khi đi ngủ như xem phim kinh dị, chơi trò chơi cảm giác mạnh… để không ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây khó ngủ.

3. Nhịn tiểu, nhịn đại tiện

Người cao tuổi nên rèn luyện thói quen đi đại tiện và đi tiểu tốt để tránh tình trạng nhịn tiểu và nhịn đại tiện trong thời gian dài. Trước khi đi ngủ, hãy cố gắng đi vệ sinh để làm rỗng bàng quang và ruột nhằm giảm số lần bạn phải thức dậy vào ban đêm. Nếu bạn cảm thấy buồn tiểu vào ban đêm, đừng nhịn mà hãy đứng dậy và đi vệ sinh ngay.

Khi đi vệ sinh cần chú ý an toàn, di chuyển chậm rãi, tránh đứng dậy đột ngột hoặc dùng lực quá mạnh. Đối với người cao tuổi mắc bệnh tim mạch, mạch máu não thì cần chú ý kiểm soát thời gian và lực đại tiện, tiểu tiện để tránh tai nạn do dùng lực quá mạnh.

Nguồn và ảnh: Sohu

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan