Bệnh nhân N.H.L (17 tuổi, trú tại Hà Nội), vốn hoàn toàn khỏe mạnh, bất ngờ xuất hiện các triệu chứng sốt cao liên tục 39–40°C, đau đầu, lơ mơ, giảm ý thức. Trước khi được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh nhân đã điều trị hơn 30 ngày tại nhiều cơ sở y tế khác nhưng không cải thiện, ý thức ngày càng giảm, xuất hiện suy hô hấp tiến triển.
Viêm não Nhật Bản thường xảy ra vào mùa hè, thời điểm muỗi truyền bệnh hoạt động mạnh sau khi hút máu chim di cư mang virus. Đây là giai đoạn nguy cơ cao mà các gia đình cần đặc biệt cảnh giác.
Bác sĩ Huy nhấn mạnh: “Tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản là biện pháp phòng ngừa hiệu quả và bắt buộc với trẻ em. Tuyệt đối không chờ đến khi có biểu hiện mới điều trị, bởi khi bệnh đã khởi phát, nguy cơ tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề là rất cao. Trẻ sống tại miền Bắc cần được tiêm vắc xin đúng lịch và đầy đủ”.
Viêm não Nhật Bản không phải là bệnh hiếm gặp, nhưng vẫn đang bị chủ quan trong cộng đồng. Một mũi vắc xin có thể bảo vệ cả đời người khỏi những hậu quả nặng nề, thậm chí không thể phục hồi.

Nam sinh 17 tuổi mắc viêm não Nhật Bản.
Trẻ em chưa có miễn dịch (chưa tiêm vắc xin) thường dễ gặp viêm não Nhật Bản nhất. Đây là bệnh nặng, để lại nhiều di chứng thần kinh, thậm chí có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời (phụ nữ có thai mắc viêm não Nhật Bản trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa của thai kì có thể bị sảy thai).
Bệnh viêm não Nhật Bản không lây trực tiếp từ người sang người. Ăn uống chung, dùng chung đồ dùng hoặc tiếp xúc gần gũi với người bệnh cũng không làm lây nhiễm bệnh.
Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh
Sau thời gian ủ bệnh từ 5 đến 15 ngày thì bệnh ở giai đoạn khởi phát (khoảng từ 1 đến 6 ngày).
Sốt: Bệnh nhân có biểu hiện sốt đột ngột, thường kèm theo ớn lạnh, tiêu chảy, mệt mỏi. Nghiêm trọng hơ sau đó là đau đầu, buồn nôn và nôn.
Đặc điểm sớm khiến cha mẹ cần nghĩ đến viêm não Nhật Bản trẻ thường có biểu hiện là sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C kém đáp ứng hạ sốt. Đối với trẻ còn bú biểu hiện là quấy khóc, có các cơn khóc thét.
Virus viêm não Nhật Bản B khi xâm nhập vào cơ thể có 2 giai đoạn: Giai đoạn virus huyết và giai đoạn xâm nhiễm hệ thần kinh.
-Giai đoạn đầu: Khi đó chưa có biểu hiện của tổn thương hệ thần kinh nên rất khó để chẩn đoán bệnh vì trẻ có thể chỉ có sốt và hội chứng nhiễm virus. Một số trẻ chỉ dừng lại ở giai đoạn này được gọi là thể ẩn. Thể này chiếm một tỷ lệ khá cao và là thời điểm quan trọng trong lây truyền bệnh.
-Giai đoạn sau là giai đoạn thâm nhiễm thần kinh trung ương là lúc virus đã xâm nhập vào hệ thần kinh với một số lượng lớn. Biểu hiện tổn thương về hệ thần kinh đã vô cùng phong phú và đa dạng. Xảy ra các đáp ứng ở não, màng não, tủy sống hoặc có cả rễ thần kinh. Lúc này cần chẩn đoán phân biệt viêm não do các nguyên nhân khác.
Đọc bài gốc tại đây.