Trang chủ Sống khỏeLối sống Loại cây dại xưa không ai ngó, nay hóa “vàng xanh”: Chữa bệnh gan cực tốt, đã được Bộ Y tế công nhận

Loại cây dại xưa không ai ngó, nay hóa “vàng xanh”: Chữa bệnh gan cực tốt, đã được Bộ Y tế công nhận

bởi Admin
0 Lượt xem

Cà gai leo có tên khoa học là Solanum procumbens Lour. Đây là loại cây thân leo, mọc hoang nhiều ở các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc và một số vùng đồi khu vực Trung Bộ của Việt Nam. Trước kia, cà gai leo hầu như không được ai quan tâm. Tuy nhiên, những năm gần đây, loài cây này đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và đưa vào danh mục dược liệu. Từ một cây dại không có giá trị, cà gai leo nay được ví như “vàng xanh”, được trồng chuyên canh với quy mô hàng chục đến hàng trăm hecta tại các địa phương như: Hòa Bình (cũ), Thanh Hóa, Quảng Trị, Kon Tum (cũ),…

Theo thống kê từ các hợp tác xã và doanh nghiệp trồng cà gai leo, năng suất trung bình của loại cây trồng này đạt từ 10 – 12 tấn/ha (cây tươi), với giá thu mua dao động từ 15.000 – 20.000 đồng/kg. Như vậy, mỗi hecta cà gai leo có thể mang lại doanh thu từ 200 – 300 triệu đồng/năm. Đây là mức thu nhập cao hơn hẳn so với trồng ngô, sắn hay lúa nương.

- Ảnh 1.

Trồng cà gai leo (Ảnh minh họa).

Cà gai leo hỗ trợ điều trị bệnh gan

Hiện nay, cà gai leo đã được Bộ Y tế đưa vào danh sách 70 cây thuốc sử dụng trong các cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Trong đó, cà gai leo được xếp vào nhóm hỗ trợ điều trị bệnh gan. 

Thành phần hóa học chính trong cà gai leo gồm: alkaloid spirosolane, steroid pregnane và saponin steroid. Đây đều là các hoạt chất có giá trị dược lý cao.

Theo nghiên cứu của bác sĩ Trịnh Thị Xuân Hòa, Bệnh viện Quân y 103, một số hoạt chất trong cà gai leo có khả năng làm giảm nồng độ virus viêm gan B. Sau điều trị bằng cà gai leo, chỉ số men gan của người bệnh được cải thiện, giảm triệu chứng mệt mỏi và người bệnh ăn ngủ tốt hơn. Ngoài ra, các nghiên cứu khác cũng cho thấy cà gai leo chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp kháng viêm, giảm tổn thương tế bào gan, hỗ trợ bảo vệ gan và có tiềm năng ức chế tế bào ung thư.

Theo BS.CKII Nguyễn Thị Diễm Hương, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – cơ sở 3, trong y học cổ truyền, gan có chức năng tương ứng với tạng Can. Can chủ sơ tiết (điều hòa khí cơ toàn thân) và tàng huyết (lưu trữ, điều phối huyết dịch).

Quan niệm y học cổ truyền cho rằng, gan nhiễm độc là do “thấp nhiệt uất kết”, bắt nguồn từ chế độ ăn nhiều dầu mỡ, đường, thực phẩm chế biến sẵn; lạm dụng rượu bia, thuốc tây, hóa trị ung thư hoặc nhiễm các loại virus viêm gan. Bên cạnh đó, stress và khí huyết ứ trệ cũng ảnh hưởng đến chức năng sơ tiết của Can.

Ngoài ra, theo quan niệm y học cổ truyền, cà gai leo còn có tác dụng phát tán phong thấp, tiêu độc, trừ ho, giảm đau, cầm máu.

Liều dùng khuyến nghị: 16 – 20g mỗi ngày, dùng dưới dạng thuốc sắc.

Lưu ý khi sử dụng cà gai leo

Theo bác sĩ Hương, cà gai leo vẫn có độc tính nhẹ nên khi sử dụng cần lưu ý:

– Không dùng kéo dài quá 1 – 2 tháng nếu không có hướng dẫn chuyên môn.

– Tránh lạm dụng ở người thể hư hàn, tỳ hư hoặc phụ nữ mang thai.

– Không thay thế thuốc điều trị chính trong các bệnh gan mạn tính như xơ gan, viêm gan virus.

– Cần theo dõi chức năng gan định kỳ nếu dùng cà gai leo dài ngày.

– Thận trọng với các tương tác thuốc nếu đang sử dụng statin, thuốc kháng virus, kháng sinh, thuốc huyết áp, lợi tiểu,…

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan