Nội dung chính
Nghiên cứu này cũng chỉ ra mối liên hệ giữa việc thức khuya, lạm dụng đồ uống có cồn và nguy cơ mắc chứng trầm cảm ở người trẻ.
Nhóm “cú đêm” có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Surrey (Anh) đã thực hiện một khảo sát trên 546 sinh viên đại học về thói quen ngủ, mức độ uống rượu, khả năng chánh niệm, mức độ lo âu, trầm cảm và xu hướng “rumination” (suy nghĩ lặp đi lặp lại về các tình huống hoặc sự kiện tiêu cực). Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLOS ONE.

Trong số những người tham gia, có 252 người được xác định là “cú đêm” (thức khuya), 38 người là “chim sớm” (dậy sớm) và 256 người còn lại thuộc nhóm trung gian.
Kết quả phân tích cho thấy nhóm “cú đêm” có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn đáng kể so với hai nhóm còn lại. Họ cũng có xu hướng ngủ không ngon giấc, uống nhiều rượu hơn và ít thực hành chánh niệm.
Giảng viên Simon Evans, trưởng nhóm nghiên cứu, giải thích trên 1 kênh truyền thông rằng: “Xu hướng hoạt động về đêm đạt đỉnh điểm ở tuổi trưởng thành, với khoảng 50% người trẻ thuộc nhóm “cú đêm”. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề như trầm cảm, lo âu và lạm dụng chất kích thích”.
Rumination góp phần làm tăng nguy cơ trầm cảm ở nhóm “cú đêm”

Việc “rumination” cũng được xác định là một yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ trầm cảm ở nhóm “cú đêm”. Nhóm nghiên cứu cho rằng: “Những người hoạt động về đêm thường có nhịp sinh học muộn hơn, thức khuya hơn, do đó có nhiều thời gian hơn để “rumination”, khiến nguy cơ trầm cảm tăng cao”. Nghiên cứu này cung cấp những chiến lược can thiệp tiềm năng để giải quyết các vấn đề sức khỏe tâm thần đang ảnh hưởng đến giới trẻ toàn cầu.
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc rèn luyện chánh niệm để cải thiện sức khỏe tinh thần. Giảng viên Evans cũng đưa ra lời khuyên: “Việc thực hành chánh niệm chất lượng cao, chẳng hạn như thiền định có hướng dẫn bằng âm thanh, cùng với việc giảm lượng rượu tiêu thụ có thể giúp ngăn ngừa trầm cảm”.
Nhóm nghiên cứu hy vọng rằng kết quả này sẽ giúp định hướng các chiến lược can thiệp tiềm năng, nhằm giải quyết các vấn đề sức khỏe tâm thần đang ảnh hưởng đến người trẻ trên toàn thế giới.

Thức khuya – thủ phạm “ăn mòn” giới trẻ
Thức khuya là thói quen phổ biến của nhiều bạn trẻ ngày nay, nhưng ít ai nhận ra những hệ lụy nghiêm trọng mà nó có thể gây ra. Dưới đây là một số tác hại đáng lo ngại của việc thức khuya đối với sức khỏe và cuộc sống của giới trẻ:
1. Suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung
Thiếu ngủ làm suy giảm chức năng của não bộ, khiến việc tiếp thu kiến thức kém hiệu quả.
Học tập và làm việc thiếu tập trung, dễ quên, giảm khả năng xử lý thông tin.
2. Ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và cảm xúc
Thức khuya thường xuyên có thể gây căng thẳng, lo âu, dễ cáu gắt và trầm cảm.
Cơ thể thiếu ngủ làm giảm serotonin và dopamine – những chất giúp duy trì tâm trạng tích cực.
3. Suy giảm sức khỏe thể chất
Suy giảm hệ miễn dịch: Ngủ không đủ làm giảm khả năng chống lại vi khuẩn, virus, dễ bị cảm cúm, viêm nhiễm.
Rối loạn nội tiết tố: Ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, gây ra rối loạn hormone, đặc biệt là ở tuổi dậy thì.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Thức khuya làm tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.

4. Gây rối loạn tiêu hóa và tăng cân mất kiểm soát
Thức khuya kích thích cảm giác thèm ăn, đặc biệt là đồ ăn nhanh và đồ ngọt, dễ dẫn đến béo phì.
Ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, dễ gây rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, táo bón.
5. Làn da xấu đi, lão hóa sớm
Ngủ muộn làm giảm quá trình tái tạo da, khiến da xỉn màu, nổi mụn và nhanh lão hóa.
Giảm sản xuất collagen, làm da nhăn nheo, kém săn chắc.
6. Giảm chất lượng cuộc sống
Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng cho các hoạt động hàng ngày.
Dễ hình thành thói quen xấu, ảnh hưởng đến năng suất làm việc và học tập.
7. Nguy cơ đột quỵ
Thiếu ngủ làm rối loạn quá trình đông máu tự nhiên của cơ thể. Khi hệ tuần hoàn không được nghỉ ngơi, máu có thể trở nên đặc hơn (tăng độ nhớt), tạo điều kiện cho cục máu đông hình thành. Nếu cục máu đông di chuyển lên não và làm tắc nghẽn động mạch, nó sẽ gây đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
Giải pháp: Cố gắng ngủ đúng giờ, hạn chế dùng thiết bị điện tử trước khi ngủ, tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh để bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đọc bài gốc tại đây.