Trang chủ Sống khỏeLối sống 4 kiểu rửa bát càng rửa càng bẩn, tự nuôi mầm bệnh: Tưởng “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” nhưng nhiều người vẫn sai

4 kiểu rửa bát càng rửa càng bẩn, tự nuôi mầm bệnh: Tưởng “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” nhưng nhiều người vẫn sai

bởi Admin
0 Lượt xem

Cách mà bạn rửa bát không chỉ ảnh hưởng tới tuổi thọ của bát đĩa hay sức khỏe bản thân, mà còn kéo theo tất cả những người sử dụng bát đĩa đó. Vì vậy, bác sĩ Miao Guobin (Bắc Kinh, Trung Quốc) nhắc nhở hãy dừng ngay 4 kiểu rửa bát tưởng sạch nhưng hóa ra “càng rửa càng bẩn”, nuôi bệnh tật dưới đây:

1. Ngâm bát đĩa quá lâu trong nước rửa bát

Nhiều người tin rằng ngâm lâu sẽ giúp thức ăn bám dính mềm ra, dễ rửa hơn. Tuy nhiên, theo bác sĩ Miao thì việc này chỉ khiến bát đĩa “ngấm độc sâu hơn”. Do khi bị ngâm lâu trong dung dịch nước rửa bát, đặc biệt là những loại rẻ tiền, các chất hoạt động bề mặt, chất tạo mùi, chất tạo màu có thể ngấm vào bề mặt chén đĩa – nhất là đồ nhựa và gốm sứ kém chất lượng. Thêm vào đó, môi trường nước đọng, ẩm thấp lại là “môi trường vàng” cho vi khuẩn phát triển.

- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Việc đưa những chiếc bát nhiễm hóa chất, vi khuẩn vào bữa ăn khiến gan phải hoạt động quá tải để đào thải độc tố, gây tổn thương lâu dài và tăng nguy cơ viêm gan, suy gan, thậm chí ung thư gan. Hãy nhớ, ngâm dưới 30 phút là đủ – nếu cần, thêm nước ấm, không phải thêm thời gian.

2. Đổ trực tiếp nước rửa bát lên bát đĩa

Rất nhiều người làm điều này mỗi ngày: đổ thẳng nước rửa bát lên đĩa, bát rồi mới chà rửa. Cách này tưởng tiện lợi, sạch hơn nhưng lại khiến hóa chất đậm đặc tiếp xúc trực tiếp với vật dụng ăn uống, bám chặt và rất khó tráng sạch hoàn toàn. Nhất là khi chỉ rửa bằng nước lạnh hoặc tráng sơ qua, rửa không kỹ.

Dư lượng hóa chất dù nhỏ vẫn có thể ảnh hưởng đến niêm mạc ruột, gây đau bụng, tiêu chảy, hoặc tích tụ lâu dài dẫn đến viêm loét dạ dày, suy giảm chức năng gan. Cách làm đúng là pha loãng nước rửa bát, khoảng 1 muỗng cà phê nước rửa bát cho mỗi 1 lít nước, khuấy đều trước khi sử dụng. Tránh pha đặc hoặc đổ trực tiếp lên bát đĩa để hạn chế dư lượng hóa chất bám lại.

3. Dùng quá nhiều nước rửa bát

Nhiều người quan niệm “nhiều nước rửa mới sạch”, nhất là khi rửa đồ dính dầu mỡ. Nhưng bác sĩ Miao cảnh báo nghịch lý càng nhiều chất tẩy, càng dễ sót lại hóa chất nếu không tráng thật kỹ. Và thực tế, phần lớn mọi người không tráng đủ số lần cần thiết. Khi bọt xà phòng và hóa chất còn bám lại, dù không nhìn thấy, thì cũng có thể ngấm ngược vào thức ăn trong lần sử dụng sau. Lâu dài, chất này tích tụ trong cơ thể và trở thành “bẫy bệnh mãn tính”. Đặc biệt, nếu bạn chỉ rửa bằng nước lạnh, hóa chất càng khó bị rửa trôi.

Giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả: dùng lượng vừa phải, pha loãng, ưu tiên rửa bằng nước ấm và tráng ít nhất 2-3 lần dưới vòi nước sạch. Rửa sạch là một chuyện, tráng sạch mới là chuyện quan trọng nhất. Có thể ưu tiên dùng nước ấm nhẹ hoặc ngâm qua với bát đĩa khó rửa, nhiều dầu mỡ.

4. Cất bát đũa ngay khi còn ướt

- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Sau khi rửa xong, nhiều người có thói quen xếp ngay bát đũa vào tủ, thậm chí úp kín hay chồng lên nhau và tưởng như thế vừa nhanh gọn vừa sạch sẽ. Nhưng sự thật thì… càng nhanh tay, càng dễ “rước độc vào thân”.

Khi bát đĩa còn ướt, đặt trong môi trường kín như tủ hay giá chén không thoáng khí sẽ tạo độ ẩm cao, kéo dài thời gian khô. Đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, nấm mốc như aflatoxin phát triển. Bác sĩ Miao cảnh báo đây làchất cực độc có thể gây ngộ độc gan và ung thư gan. Chưa kể, bát đĩa không khô hẳn còn dễ bị mốc, bị ố, giảm tuổi thọ và ám mùi. Tốt nhất nên để bát đĩa khô tự nhiên ở nơi thoáng, có nắng càng tốt. Nếu phải cất, đảm bảo giá/tủ có khe thoáng khí, và luôn để đầu đũa, thìa hướng lên để nước thoát nhanh hơn.

Nguồn và ảnh: Sohu, Cancer123

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan