Trang chủ Quốc tế Vị thế của Nga ở Syria “lung lay”: Nước có quân đội lớn thứ 2 NATO lập tức hành động chưa từng có

Vị thế của Nga ở Syria “lung lay”: Nước có quân đội lớn thứ 2 NATO lập tức hành động chưa từng có

bởi Admin
0 Lượt xem

Thổ Nhĩ Kỳ đang xây dựng căn cứ quân sự lớn ở Syria 

Thổ Nhĩ Kỳ được cho là đang bắt đầu xây dựng một căn cứ quân sự lớn tại khu vực Palmyra ở miền trung Syria, dự kiến sẽ trở thành một trong những tiền đồn quân sự lớn nhất của Ankara bên ngoài biên giới của mình.

Căn cứ này được dự đoán có quy mô tương đương với khu phức hợp quân sự của Mỹ tại Ramstein ở Đức, một trung tâm quan trọng của NATO tại châu Âu. Động thái này đánh dấu một giai đoạn mới trong nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm củng cố sự hiện diện của mình tại một khu vực nơi các cuộc chiến giành quyền kiểm soát lãnh thổ và tài nguyên vẫn tiếp diễn kể từ khi chế độ của cựu Tổng thống Syria Bashar al-Assad sụp đổ vào tháng 12 năm 2024.

Dữ liệu sơ bộ cho thấy, quyết định xây dựng căn cứ đã được chính phủ lâm thời Syria đồng ý. Chính phủ lâm thời Syria được thành lập bởi phong trào Hayat Tahrir al-Sham (HTS) dưới sự lãnh đạo của ông Ahmed al-Sharaa.

Vị trí chiến lược của Palmyra – nằm ở thành phố Homs, Syria – không được lựa chọn một cách ngẫu nhiên. Đây là vị trí cho phép kiểm soát các tuyến đường giao thông quan trọng giữa miền Đông và miền Tây Syria, đồng thời cũng cung cấp quyền tiếp cận các khu vực sa mạc. 

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan (phải) và Tổng thống lâm thời Syria Ahmed al-Sharaa

Ảnh hưởng của Nga ở Syria suy yếu – Ankara có bước đi chưa từng có

Theo kế hoạch của Ankara, căn cứ mới không chỉ đóng vai trò là cơ sở quân sự mà còn là trung tâm hậu cần có khả năng hỗ trợ lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng minh của họ. Cơ sở hạ tầng của dự án này được cho là sẽ tương tự như Ramstein, bao phủ một diện tích khoảng 14 km vuông và có sức chứa hơn 16.000 quân nhân, dân thường và nhà thầu.

Nếu căn cứ đi vào hoạt động, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có thể triển khai một lực lượng đáng kể đến địa điểm này, bao gồm máy bay, hệ thống phòng không và kho vũ khí. Các nguồn tin cho biết Ankara đã gửi thiết bị xây dựng và các đơn vị kỹ thuật đến khu vực.

Trước đây, Ankara đã tập trung các nỗ lực quân sự của mình ở miền Bắc Syria, nhưng hiện tại họ đang tìm hiểu cách thiết lập chỗ đứng ở các khu vực trung tâm. Sự thay đổi này được đánh giá là có thể làm thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực. Các chuyên gia cho rằng, sáng kiến này xuất phát từ mong muốn của Ankara nhằm tăng cường kiểm soát không phận Syria và chống lại ảnh hưởng từ các nhóm vũ trang người Kurd như Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), vốn vẫn là một trong những mối đe dọa chính đối với an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ.

Hơn nữa, căn cứ ở Palmyra có thể đóng vai trò là đòn bẩy chống lại Iran và Nga – 2 quốc gia có vị thế suy yếu ở Syria sau sự thay đổi quyền lực ở Damascus. Việc xây dựng căn cứ quân sự này không chỉ thể hiện tham vọng chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ mà còn làm nổi bật sự phức tạp của cuộc xung đột Syria – nơi nhiều phe phái tranh giành quyền thống trị.

Khả năng duy trì căn cứ quân sự của Nga ở Syria vẫn chưa chắc chắn sau sự sụp đổ của cựu Tổng thống Assad. Thổ Nhĩ Kỳ lúc này lại gia tăng ảnh hưởng đáng kể ở Syria. Vào hôm 21/1, các nhà lãnh đạo mới của Syria đã hủy bỏ hiệp ước có thời hạn 49 năm cho phép hải quân Moscow hiện diện ở căn cứ Khmeimim. Sau đó vào tháng 2, Bộ trưởng Quốc phòng của chính phủ mới ở Syria tuyên bố rằng Damascus cho phép Moscow giữ lại các căn cứ quân sự chiến lược, nhưng có điều kiện đi kèm.

Khi Thổ Nhĩ Kỳ – nước có quân đội thường trực lớn thứ 2 NATO sau Mỹ – bắt đầu mở rộng các hoạt động quân sự tại Syria, nhưng những tác động của động thái này đối với sự ổn định khu vực và quan hệ quốc tế vẫn còn cần theo dõi. Cuộc xung đột đang diễn ra ở Syria tiếp tục thu hút nhiều sự quan tâm từ nước ngoài, mỗi nước lại có cách gây ảnh hưởng riêng, khiến tình hình ngày càng bất ổn.

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan