Trang chủ Quốc tế Tổng thống Trump tuyên bố thẳng “BRICS đã chết”, đe dọa một điều nếu “chơi chiêu với đồng đô la Mỹ”

Tổng thống Trump tuyên bố thẳng “BRICS đã chết”, đe dọa một điều nếu “chơi chiêu với đồng đô la Mỹ”

bởi Admin
0 Lượt xem

Tạp chí Fortune (Mỹ) đưa tin, khi trả lời câu hỏi của một phóng viên về triển vọng tạo ra đồng tiền riêng của nhóm BRICS – một đối trọng ngày càng lớn của phương Tây, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng “BRICS đã chết” kể từ lần đầu tiên ông đe dọa áp thuế đối với nhóm này vào đầu năm nay.

“Nếu họ muốn chơi chiêu với đồng đô la, họ sẽ phải chịu mức thuế 100%”, ông Trump nói trước cuộc gặp với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, một thành viên sáng lập của BRICS.

Nếu BRICS muốn “chơi chiêu với đồng đô la, họ sẽ phải chịu mức thuế 100%”, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết hôm 13/2. Ảnh: Getty

Theo Fortune, ông Trump từng dọa đưa ra mức thuế cao đối với nhóm BRICS trước đây. Năm ngoái, ông đã đe dọa sẽ áp thuế 100% các quốc gia thành viên BRICS nếu họ ủng hộ “bất kỳ loại tiền tệ nào khác thay thế cho đồng đô la Mỹ”.

Ông Trump cũng nhắc lại lời đe dọa đó một lần nữa vào tháng 1/2025, ngay sau khi nhậm chức Tổng thống Mỹ.

Trong khi đó, các quốc gia BRICS hiện tại cho biết họ không có kế hoạch theo đuổi một đồng tiền chung. Vào tháng 1, Nga cho biết các cuộc đàm phán về một loại tiền tệ chung “chưa diễn ra và hiện không diễn ra”. Thay vào đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết các quốc gia BRICS đang tập trung vào các khoản đầu tư chung.

Hãng Reuters đưa tin hôm 13/2, dẫn lời các quan chức chính phủ Brazil giấu tên cho biết rằng, Brazil – hiện là chủ tịch BRICS – sẽ không thúc đẩy một loại tiền tệ chung; thay vào đó, nhóm sẽ cố gắng giảm bớt sự phụ thuộc của các thành viên vào đồng đô la Mỹ bằng cách tạo điều kiện thuận lợi hơn cho những khoản thanh toán quốc tế bằng các loại tiền tệ khác.

Tổng thống Trump đã áp những loại thuế quan nào?

Theo Fortune, kể từ khi nhậm chức vào tháng 1, Tổng thống Trump đã áp một số loại thuế quan mới nhằm định hình lại hệ thống thương mại toàn cầu.

Ngày 13/2, Tổng thống Trump đã ký sắc lệnh áp thuế nhập khẩu đối ứng với các quốc gia khác. Theo đó, Mỹ sẽ áp thuế nhập khẩu với hàng hóa các nước tương đương mức họ hiện áp với hàng hóa Mỹ.

Theo kênh CNBC (Mỹ), sắc lệnh này cũng đồng nghĩa với việc tất cả đối tác thương mại của Mỹ đều bị đặt vào tầm ngắm.

Không những thế, ông Trump cho biết, Mỹ sẽ đáp trả bằng thuế quan đối với các nước có chính sách phi thuế quan, bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT) và những biện pháp khác, vì coi đây là những hành vi thương mại không công bằng. Thuế nhập khẩu đối ứng còn nhắm tới các khoản trợ cấp và các chính sách về tỷ giá cản trở dòng chảy của hàng hóa Mỹ ra nước ngoài.

Tuần trước, chính quyền Trump cũng đã áp dụng mức thuế bổ sung 10% đối với hàng hóa từ Trung Quốc. Sau đó, vào cuối tuần, Tổng thống Trump tiếp tục tăng thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu lên 25%.

Tổng thống Mỹ Donald Trump, cùng với Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick, sau khi ký sắc lệnh hành pháp về thuế nhập khẩu đối ứng trong Phòng Bầu dục tại Nhà Trắng vào ngày 13/2/2025. Ảnh: Getty

Tại sao nhiều quốc gia muốn rời xa đồng đô la Mỹ?

Fortune đưa tin, các quốc gia thường khó chịu với vị thế hàng đầu của đồng đô la Mỹ trong các vấn đề kinh tế thế giới. Gần như mọi giao dịch quốc tế, kể cả những giao dịch liên quan đến hai quốc gia không phải là Mỹ, đều được tính bằng đồng đô la.

Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản và Trung Quốc đôi khi đã thúc đẩy việc sử dụng rộng rãi hơn các đồng nội tệ của họ trên phạm vi quốc tế.

Sự bất mãn ngày càng gia tăng sau khi chiến sự Nga – Ukraine bùng nổ vào năm 2022. Washington đã sử dụng quyền tiếp cận hệ thống tài chính dựa trên đô la Mỹ để đảm bảo sự tuân thủ toàn cầu đối với các lệnh trừng phạt của Mỹ, ngay cả khi có những nước vẫn muốn làm ăn với Nga. Điều đó dẫn đến việc nhiều giao dịch được thực hiện bằng đồng nhân dân tệ Trung Quốc hoặc đồng rupee Ấn Độ để tạo thuận lợi cho thương mại.

Theo Fortune, lãi suất cao hơn ở Mỹ khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Các nhà giao dịch đổ xô vào đồng đô la để tận dụng mức lãi suất tốt hơn này, khiến cho đồng đô la mạnh lên và gây áp lực lên các nền kinh tế phụ thuộc vào hàng nhập khẩu được tính bằng đô la Mỹ. Tuy nhiên, trong trường hợp đó, nếu các ngân hàng trung ương tăng lãi suất để giảm bớt áp lực đối với các loại tiền tệ quốc gia của họ, lại có nguy cơ làm giảm tăng trưởng kinh tế.

Năm 2023, Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva đã kêu gọi tạo ra một loại tiền tệ chung mới của BRICS để thay thế đồng đô la Mỹ. “Tại sao chúng ta không thể giao dịch dựa trên đồng tiền của chính mình?” ông Lula nói trong chuyến thăm Trung Quốc.

Tuy nhiên, hầu hết các nhà kinh tế đều bác bỏ ý tưởng về bất kỳ loại tiền tệ nào, chứ đừng nói đến tiền tệ BRICS, có thể thay thế đồng đô la Mỹ trong tương lai gần. Một vấn đề là hầu hết các quốc gia sẽ chỉ chấp nhận đô la để giao dịch; trong khi đồng nhân dân tệ có thể hữu ích cho giao dịch với Trung Quốc, thì không có quốc gia nào khác quan tâm đến nó.

Một loại tiền tệ BRICS “chỉ là vô lý”, nhà kinh tế Jim O’Neill – người đưa ra thuật ngữ “BRIC” vào năm 2001 – bình luận ngay sau phát biểu của Tổng thống Brazil Lula. “Họ sẽ thành lập một ngân hàng trung ương BRICS ư? Họ sẽ làm điều đó như thế nào?”

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan