Trang chủ Quốc tếThời sự thế giới Vớt vát trước nguy cơ mất hết

Vớt vát trước nguy cơ mất hết

bởi Admin
0 Lượt xem
- Ảnh 1.

Minh họa/INT

Vì chuyện này, Thủ tướng Anh Keir Starmer (thuộc Công đảng Anh) bị phe đối lập bao gồm đảng Bảo thủ và đảng Cải tổ nước Anh phê phán gay gắt và cáo buộc là đã phản bội lợi ích quốc gia. Trong khi đó, thỏa thuận này được Mỹ, NATO, nhóm Ngũ nhãn và Ấn Độ hoan nghênh.

Điều khôi hài ở đây là tiến trình đàm phán giữa Anh và Mauritius về vấn đề này được đảng Bảo thủ Anh khởi động khi còn cầm quyền và ông Starmer chỉ kế thừa sau khi trở thành thủ tướng.

Ngoài ra, phe đối lập phê phán và phản đối chính phủ của ông Starmer về thỏa thuận trên trong khi biết rằng nếu không trao trả quần đảo này thì nước Anh sẽ không thể yên với thế giới, đặc biệt với Mauritius, với các tòa án quốc tế cũng như các đối thủ, địch thủ của Anh.

Tổng thống Mỹ Donald Trump được phía Anh tham vấn về thỏa thuận này. Phía Anh làm vậy bởi trên hòn đảo lớn nhất ở quần đảo này, đảo Diego Garcia, Mỹ đã xây dựng căn cứ hải quân lớn nhất ở Ấn Độ Dương theo một thỏa thuận giữa hai quốc gia từ cuối thập kỷ 60, đầu thập kỷ 70 trong thế kỷ trước.

Thỏa thuận trên theo mô thức Mỹ kiểm soát căn cứ quân sự nhưng Anh cũng có quyền sử dụng. Căn cứ quân sự này chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược quân sự của Mỹ và Anh đối với khu vực Ấn Độ Dương, châu Phi, Trung Đông, Bắc Phi và vùng Vịnh.

Ông Trump không thể không đồng ý thỏa thuận giữa Anh và Mauritius bởi thỏa thuận này giúp Mỹ và Anh vớt vát được những gì còn có thể trước nguy cơ bị mất hết ở quần đảo Chagos. Giống như ông Starmer, ông Trump hiểu được rằng nếu không thỏa hiệp với Mauritius thì rồi cũng sẽ đúng như câu ngạn ngữ “Của Caesar phải trả lại cho Caesar”.

Cái mà Mỹ và Anh, ông Starmer và ông Trump vớt vát ở đây là được Mauritius đồng ý cho thuê đảo Diego Gracia trong thời gian 99 năm. 99 năm là khoảng thời gian tuy không phải là vô tận nhưng cũng rất dài, hiện không ai dám nói biết chắc thế giới hay Mauritius, nước Anh và nước Mỹ sẽ như thế nào.

Nước Anh phải chi ra khoản tiền không hề nhỏ để nhận về cái vớt vát này. Ông Starmer quả quyết nước Anh chỉ tổn phí có 3 tỉ bảng Anh trong khi hãng truyền thông Sky News tính rằng con số cuối cùng có thể lên tới 30 tỉ bảng Anh.

Trong chuyện này, cái gì cũng đều có cái giá của nó. Phía Anh trả giá để vẫn được duy trì nguyên trạng ở đảo Diego Garcia. Phía Mauritius chấp nhận chờ thêm 99 năm nữa để thu hồi hoàn toàn quần đảo này để đổi lấy chủ quyền quốc gia đối với toàn bộ quần đảo Chagos và có được khoản tiền cho thuê đảo Diego Garcia. Ý nghĩa chính trị và pháp lý quốc tế to lớn và quyết định nhất đối với Mauritius là sự hoàn tất quá trình phi thực dân hóa ở Mauritius.

Quần đảo Chagos bị thực dân Anh chiếm đóng cùng với Mauritius từ năm 1814. Năm 1965, chính quyền Anh tách quần đảo Chagos ra khỏi Mauritius. Năm 1968, khi Mauritius trở thành quốc gia độc lập, chính quyền Anh vẫn chiếm đóng quần đảo Chagos.

Mỹ và Anh sau đó đuổi hết người dân trên đảo Diego Garcia để xây dựng căn cứ quân sự. Sự chiếm đóng này khác biệt cơ bản so với thuê đảo của Mauritius về chính trị cũng như pháp lý quốc tế.

Phía Anh nhượng bộ để vớt vát trong khi phía Mauritius chấp nhận nhượng bộ trước mắt để đạt được mục tiêu lâu dài; chấp nhận nhượng bộ cái rồi đây sẽ lấy lại được để đạt được cái không thể buông bỏ là chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, chấp nhận đi lối vòng khi không thể đi đường thẳng.

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan