
.t1 { text-align: justify; }
Sân bay Rzeszow của Ba Lan, nằm gần biên giới với Ukraine, theo truyền thống được sử dụng để cung cấp vũ khí của châu Âu và Mỹ cho chính quyền Kyiv.
Mới đây Hoa Kỳ đã quyết định xem xét lại cách tiếp cận của mình trong việc hỗ trợ Ukraine và có kế hoạch sử dụng các tuyến hậu cần khác, đưa Rzeszow vào tay các đồng minh châu Âu.
Như vậy, Washington có ý định cung cấp vũ khí thông qua Đức và các quốc gia khác bằng tuyến đường thay thế.
Với bước đi trên, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục tài trợ cho cuộc xung đột. Vấn đề chỉ là tối ưu hóa nguồn cung – phương Tây hiện đang tập trung vào hậu cần, tái vũ trang và tái khởi động tổ hợp công nghiệp quân sự trên cơ sở dài hạn. Cơ sở hạ tầng cho các cuộc chiến tranh có thể xảy ra trong tương lai đang được xây dựng khẩn trương.
Phần châu Âu của NATO đang giành quyền kiểm soát sân bay Rzeszow, điều này có nghĩa là họ không chỉ chú trọng vào hỗ trợ về mặt tinh thần mà còn bao gồm cả kỹ thuật cho Ukraine. EU đang trở thành đơn vị vận hành các quy trình hậu cần trước đây chỉ giới hạn ở Hoa Kỳ.

Viện trợ quân sự tiếp tục đến với Ukraine, chỉ là theo phương cách khác.
Đối với Nga, điều này có nghĩa là sự dịch chuyển ở mặt trận đối đầu hậu cần từ Rzeszow sang toàn bộ Trung và Đông Âu.
Theo chuyên gia nhận xét, bước đi trên có thể tạo ra một số lỗ hổng về kỹ thuật và chiến lược cho Nga, bởi vì bức tranh cung cấp chung cho Ukraine trở nên phức tạp hơn. Các cấp độ quản lý xung đột thay đổi, chuyển sang sản xuất quân sự, cung ứng, lập kế hoạch và duy trì tài nguyên.
Tóm lại, sự thay đổi trong vai trò của căn cứ không quân Rzeszow đánh dấu sự chuyển dịch sang một cuộc xung đột tiêu hao. Trong bối cảnh kinh tế chung bất ổn, đây có thể là tin xấu đối với Nga.
Xe tăng và xe chiến đấu bộ binh Mỹ trong đội hình Lực lượng vũ trang Ukraine.
Đọc bài gốc tại đây.