Trang chủ Quốc tếThời sự thế giới Trước khi nước chảy, phải gỡ mìn: Kênh đào Funan Techo và “cuộc đua” với tàn dư chiến tranh của Campuchia

Trước khi nước chảy, phải gỡ mìn: Kênh đào Funan Techo và “cuộc đua” với tàn dư chiến tranh của Campuchia

bởi Admin
0 Lượt xem

Tờ Khmer Times (Campuchia) mới đây đưa tin, Tổng giám đốc Trung tâm Hành động Bom mìn Campuchia (CMAC) Heng Ratana cho biết công việc dọn dẹp đất đai vẫn tiếp tục diễn ra nhanh chóng bất chấp những thách thức về thời tiết và hậu cần.

“Hiện tại, chúng tôi đã dọn sạch khoảng 50% bom mìn chưa nổ (UXO) dọc theo tuyến đường”, ông Ratana nói, đồng thời cho biết thêm rằng nhóm rà phá bom mìn phải đối mặt với mưa lớn, địa hình khó khăn và những thách thức về phối hợp.

“Một số nơi nằm dưới nước, trong khi những nơi khác là đất khô, đòi hỏi các cách tiếp cận giải phóng mặt bằng khác nhau. Chúng tôi cũng chưa triển khai đầy đủ lực lượng của mình.”

“Điều kiện môi trường và địa lý phức tạp của kênh đào làm cho công việc giải phóng mặt bằng có những đòi hỏi khắt khe hơn so với [giải phóng mặt bằng] các khu vực đất trống”, ông nói.

- Ảnh 1.

Một khu vực nghi ngờ ô nhiễm bom mìn được đánh dấu bằng một cây cột, dọc theo suối Prek Takeo ở xã Samraong Thom, tỉnh Kandal, Campuchia. Ảnh: Khmer Times

Tổng giám đốc CMAC cho biết bất chấp những thách thức, công việc giải phóng mặt bằng vẫn đúng tiến độ và sẽ không làm trì hoãn việc xây dựng kênh đào. “Ngay cả với mưa và điều kiện hiện tại, chúng tôi tin tưởng rằng công việc [giải phóng mặt bằng] sẽ được hoàn thành phù hợp với tiến độ của dự án,” ông Ratana nói.

Theo Khmer Times, Đoạn 1 của kênh đào Funan Techo trải dài 21 km từ làng Prek Takeo trên sông Mekong đến làng Prek Por trên sông Bassac ở tỉnh Kandal của Campuchia, là một trong những đoạn quan trọng trong dự án đường thủy dài 180 km này. Kênh đào sau khi hoàn thành sẽ trải dài qua các tỉnh Kandal, Takeo, Kampot và Kep rồi kết thúc gần Vịnh Thái Lan.

CMAC cho biết sẽ tiếp tục phát hiện và dọn sạch bom mìn cũng như các tàn tích chiến tranh khác gây rủi ro cho cộng đồng địa phương và quá trình xây dựng kênh đào.

Theo Khmer Times, Campuchia là một trong những quốc gia bị ô nhiễm bom mìn nặng nhất trên thế giới, với ước tính 4 đến 6 triệu quả bom mìn còn sót lại dưới lòng đất sau nhiều thập kỷ xung đột kết thúc vào năm 1998.

Phát ngôn viên Bộ Công chính và Giao thông Vận tải Campuchia Phan Rim cho biết công việc cắm mốc ranh giới cho Đoạn 1 của kênh đào Funan Techo đã hoàn thành vào tháng 12 năm ngoái.

“Dự án này sẽ giảm chi phí vận chuyển và khoảng cách, đồng thời tiết kiệm thời gian vận chuyển hàng hóa, nông sản, khách du lịch và hàng xuất khẩu khác của Campuchia ra thị trường quốc tế”, ông nói.

Theo Khmer Times, dự án trị giá 1,7 tỷ USD này đã được khởi động vào năm ngoái, sau hơn 2 năm nghiên cứu tính khả thi. Tuyến đường thủy dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2028.

Theo đánh giá tác động của Bộ Công chính và Giao thông vận tải Campuchia, dự án kênh đào Funan Techo sẽ ảnh hưởng đến 2.305 hộ gia đình trên phạm vi 180 ha đất. Có khoảng 1,6 triệu người sống dọc theo tuyến đường thủy.

- Ảnh 3.

Nhóm khảo sát của Bộ Công chính và Giao thông vận tải Campuchia cắm mốc ranh giới đất cho dự án kênh đào Funan Techo. Ảnh: MPTC

Trả lời phỏng vấn tờ Khmer Times, Vichet Lor – Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Trung Quốc-Campuchia – cho biết dự án kênh đào Funan Techo hiện đang ở giai đoạn xây dựng ban đầu, và theo kế hoạch, nó sẽ đi vào hoạt động đầy đủ vào năm 2028.

“Trong nước [Campuchia], kênh đào này sẽ tạo cơ hội việc làm cho những người sống và kiếm sống dọc theo con kênh thông qua việc bán các sản phẩm địa phương, chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.”

“Trên hết, kênh đào này sẽ phục vụ các ngành du lịch bằng cách cung cấp cho du khách trải nghiệm chợ nổi và cơ hội tham quan khắp các tỉnh khác nhau của Campuchia dọc theo con kênh”, ông Vichet nói.

“Về mặt hậu cần, nó [kênh đào Funan Techo] cung cấp một tuyến đường khả thi và thay thế khác cho việc di chuyển và vận chuyển hàng hóa, giảm chi phí và thời gian cần thiết để vận chuyển hàng hóa đến các điểm đến, do đó cung cấp cho các nhà xuất khẩu một lựa chọn bổ sung để giảm chi phí hoạt động kinh doanh tại Campuchia, tăng sức hấp dẫn để thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn vào Campuchia.”

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan