Trang chủ Quốc tếThời sự thế giới Nga mất quyền kiểm soát căn cứ hải quân Tartus tại Syria?

Nga mất quyền kiểm soát căn cứ hải quân Tartus tại Syria?

bởi Admin
0 Lượt xem

.t1 { text-align: justify; }

Chính phủ mới của Syria đã công bố biên bản ghi nhớ trị giá 800 triệu đô la với công ty DP World của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) để hiện đại hóa và quản lý cảng Tartus – cảng biển lớn thứ hai của nước này trên bờ Địa Trung Hải.

Hãng thông tấn nhà nước Syria SANA đưa tin vào ngày 15 tháng 5 năm 2025, nêu rõ thỏa thuận này nhằm mục đích khôi phục lại cảng biển, vốn theo các quan chức địa phương đã “gần như tê liệt” do phí cao và thiết bị lạc hậu.

Bản ghi nhớ là bước đi quan trọng đối với Syria sau khi hợp đồng đầu tư với công ty Stroytransgaz của Nga bị hủy bỏ, văn bản này được ký kết vào năm 2019 và chấm dứt vào tháng 1 năm 2025, tờ báo Al Watan cho biết.

Theo các điều khoản của bản ghi nhớ, DP World – một trong những nhà khai thác cảng lớn nhất thế giới, cam kết đầu tư 800 triệu đô la vào việc tái thiết cơ sở hạ tầng cảng Tartus, mở rộng năng lực và đưa vào sử dụng những công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả hậu cần.

Dự án này dự kiến sẽ tăng lượng hàng hóa thông qua cảng từ mức 4 triệu tấn/năm hiện nay lên 20 – 25 triệu tấn, qua đó tăng cường đáng kể tiềm năng kinh tế của Syria. Giám đốc Hải quan Tartus – ông Riad Judi lưu ý rằng việc hợp tác với DP World sẽ giúp giảm 60% thuế hải quan cho nhiều loại hàng hóa và thu hút nhiều đối tác quốc tế mới.

Hải quân Nga khó lòng duy trì căn cứ tại cảng Tartus của Syria.

Việc chấm dứt thỏa thuận với phía Nga là một trong những bước đi đầu tiên của chính quyền mới tại Syria, họ đã lên nắm quyền sau khi cựu tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ vào tháng 12 năm 2024.

Năm 2019, Stroytransgaz đã nhận hợp đồng kéo dài 49 năm để quản lý cảng với nghĩa vụ đầu tư 500 triệu đô la vào quá trình hiện đại hóa. Tuy nhiên thông tin mà tờ Al Watan nhận được cho thấy phía Nga đã không thực hiện khoản đầu tư đã hứa và cảng Tartus phải đối mặt với mức phí cao cùng thiết bị xuống cấp, dẫn đến tình trạng “tê liệt”.

Sau khi hợp đồng bị hủy, toàn bộ doanh thu từ hoạt động của cảng được chuyển vào ngân sách Syria và việc quản lý được trao trả lại cho chính quyền địa phương.

Đồng thời chính quyền Syria nhấn mạnh rằng họ vẫn chưa có quyết định cuối cùng liên quan tới thỏa thuận về việc triển khai các căn cứ quân sự của Nga tại Tartus và Hmeimim (tỉnh Latakia).

Theo Bloomberg, Nga và Syria đang nỗ lực đạt được một thỏa thuận cho phép Moskva duy trì sự hiện diện quân sự hạn chế ở các khu vực này, với điều kiện là việc làm này sẽ mang lại lợi cho nhà nước Syria. Tuy vậy mọi người đều hiểu khi Damascus đã giao cảng Tartus cho đối tác nước ngoài thì căn cứ hải quân Nga tại đây sắp không còn tồn tại.

Đặc nhiệm Mỹ tiến vào căn cứ quân sự Nga tại Kobani.

Theo Avia-pro

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan