Trang chủ Quốc tếThời sự thế giới Nga – Indonesia bắt tay ở Papua? Đất nước cách 1.200 km dậy sóng khi bị nói “không có quân bài nào”

Nga – Indonesia bắt tay ở Papua? Đất nước cách 1.200 km dậy sóng khi bị nói “không có quân bài nào”

bởi Admin
0 Lượt xem

Trong một bức thư có nội dung chỉ trích Australia được tờ The Jakarta Post (Indonesia) công bố, Đại sứ Nga tại Indonesia Sergei Tolchenov đã bác bỏ những quan ngại của Australia về những thông tin rằng Moscow đã đề nghị được tiếp cận một căn cứ không quân ở tỉnh Papua của Indonesia.

“Lợi ích quốc gia [của Australia] không thể mở rộng tới lãnh thổ của các quốc gia có chủ quyền láng giềng theo đuổi các chính sách tích cực và độc lập”, ông Tolchenov viết, đồng thời nhắc lại câu nói có sắc thái gay gắt của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhắm vào người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky: “Các vị không có quân bài nào.”

Ông Tolchenov cũng cáo buộc các nhà lãnh đạo Australia lợi dụng vấn đề này để đạt được lợi ích chính trị trong chiến dịch tranh cử tại Australia, tuyên bố cả hai đảng lớn của nước này đều “làm nóng tình hình” và “chơi cái gọi là ‘quân bài Nga'”.

Đại sứ Nga còn đặt câu hỏi tại sao người Australia lại lo ngại về hoạt động quân sự cách xa nước này khoảng 1.300 km [thực tế là hơn 1.200 km], và cho biết liên minh của Australia với Mỹ – bao gồm hiệp ước an ninh AUKUS và sự hiện diện của tàu ngầm và tên lửa Mỹ – gây ra mối đe dọa cấp bách hơn trong khu vực.

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles và Bộ trưởng Quốc phòng Anh John Healey (từ trái qua phải) rời đi sau cuộc họp báo chung trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng AUKUS tại London vào ngày 26/9/2024. Ảnh: Getty

Tờ Independent (Anh) đưa tin, cuộc tranh cãi diễn ra sau một bài báo hồi tuần trước trên tạp chí quốc phòng Janes (Anh) tiết lộ rằng Nga đã chính thức đề nghị đặt máy bay quân sự của nước này tại Biak – một hòn đảo thuộc tỉnh Papua của Indonesia – cách thành phố Darwin của Australia hơn 1.200 km về phía bắc.

Mặc dù các quan chức Indonesia đã bác bỏ ý tưởng về bất kỳ căn cứ quân sự nước ngoài nào tại nước này, nhưng họ vẫn chưa chính thức xác nhận liệu có một đề nghị như vậy hay không. Nga cũng từ chối làm rõ việc họ có đưa ra đề nghị chính thức hay không.

Theo Independent, Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã bác bỏ nội dung bức thư của Đại sứ Nga tại Indonesia, coi đó là “tuyên truyền”, đồng thời nhắc lại lập trường cứng rắn của mình đối với Moscow.

“Tôi chống Nga”, ông Albanese nói trong một cuộc họp báo vào ngày 21/4. “Nga muốn người Australia thúc đẩy tuyên truyền.”

Ông Albanese cũng tránh trả lời trực tiếp câu hỏi về việc liệu chính phủ của ông có nhận được thông tin tình báo về cách tiếp cận của Nga đối với Indonesia hay không, thay vào đó, Thủ tướng Australia nhấn mạnh rằng ông sẽ không hỗ trợ việc truyền bá thông điệp của Nga.

“Tôi không muốn giúp thúc đẩy các thông điệp tuyên truyền của Nga và tôi cho rằng điều đó cũng không nằm trong lợi ích quốc gia của Australia”, ông nói.

Tuy nhiên, cách xử lý vấn đề của Chính phủ Australia đã bị lãnh đạo phe đối lập Peter Dutton chỉ trích – người đã cáo buộc Thủ tướng Albanese trốn tránh sự giám sát, Independent đưa tin.

“Hôm nay, Thủ tướng lại tiếp tục né tránh và quanh co về vấn đề này”, ông Dutton nói.

Phe đối lập đã kêu gọi tổ chức một cuộc họp an ninh quốc gia về vấn đề này, tuyên bố rằng các bộ trưởng Australia đã không nhất quán và né tránh vấn đề. Nghị sĩ hàng đầu của phe đối lập David Coleman cho biết Đảng Lao động của Thủ tướng Albanese đang cố gắng “tránh sự giám sát” và “không muốn nói rõ” những gì họ biết.

Quan hệ Australia – Indonesia “chưa bao giờ mạnh mẽ đến thế”

Trong khi đó, các quan chức Indonesia đã nhắc lại rằng không có cơ sở nào cho tin đồn này.

Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto nói với Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles rằng những thông tin về việc máy bay quân sự Nga cất cánh từ Indonesia là “hoàn toàn không đúng sự thật”, kênh 9 News (Australia) đưa tin.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Indonesia Frega Wenas cũng nói với hãng tin Reuters (Anh) rằng những thông tin này là không chính xác.

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles (trái) bắt tay Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto (ở thời điểm này đang là Tổng thống đắc cử, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia) sau khi ký Thỏa thuận hợp tác quốc phòng Australia – Indonesia tại Magelang, Trung Java, Indonesia, vào ngày 29/8/2024. Ảnh: AFP

Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marles cho biết nước này vẫn tin tưởng vào mối quan hệ an ninh chặt chẽ với Indonesia, được chính thức hóa thông qua Hiệp ước Lombok và Thỏa thuận hợp tác quốc phòng. Australia tiến hành khoảng 20 cuộc tập trận quân sự chung với Indonesia mỗi năm.

Còn Thủ tướng Australia Albanese mô tả mối quan hệ này là “chưa bao giờ mạnh mẽ đến thế”.

“Indonesia là một quốc gia có chủ quyền”, ông Albanese nói. “Vì vậy, chúng tôi tiếp tục đưa ra lập luận của mình về trường hợp của riêng chúng tôi và mối quan hệ của chúng tôi với Indonesia. Indonesia và Nga trong lịch sử có mối quan hệ khác với Australia.”

(Theo The Jakarta Post, Independent)

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan