Trang chủ Quốc tếThời sự thế giới Mỹ chuẩn bị tấn công ‘Hạm đội bóng tối’ mạnh chưa từng có do đàm phán đổ vỡ

Mỹ chuẩn bị tấn công ‘Hạm đội bóng tối’ mạnh chưa từng có do đàm phán đổ vỡ

bởi Admin
0 Lượt xem
- Ảnh 1.

.t1 { text-align: justify; }

Hãng tin Fox News trích dẫn nguồn tin từ Nhà Trắng cho biết, nhà lãnh đạo Mỹ tin rằng Moskva đang cố tình làm chậm tiến trình giải quyết xung đột. Để đáp lại, chính quyền Trump đang xây dựng chiến lược tăng cường sức ép lên Điện Kremlin.

Một yếu tố quan trọng trong đó có thể là các lệnh trừng phạt cứng rắn hơn nhằm vào cái gọi là “Hạm đội bóng tối” của Nga – một mạng lưới tàu xuất khẩu dầu để lách các hạn chế của phương Tây.

Theo các nhà báo, ông Trump cảm thấy khó chịu vì cho rằng người đồng cấp Nga Vladimir Putin đang câu giờ, tránh các bước đi cụ thể hướng tới việc hạ nhiệt căng thẳng.

Nhà Trắng hiện đang thảo luận những biện pháp giúp xoay chuyển tình hình và họ đặc biệt chú ý đến “hạm đội bóng tối” – hàng trăm tàu chở dầu của Nga qua Biển Baltic và các tuyến đường khác, giúp Moskva duy trì doanh thu từ xuất khẩu năng lượng.

Một nguồn tin của Fox News lưu ý rằng hiện tại, việc kiểm soát tuân thủ lệnh trừng phạt vẫn chưa đủ khi hiệu quả của những bước đi hiện tại chỉ được đánh giá ở mức 3/10.

Tuy nhiên Washington có cơ hội tăng mạnh áp lực, làm tê liệt thực sự kế hoạch này. Khoảng 70% lượng dầu được bán ra để lách lệnh trừng phạt phải thông qua các tàu này, nhiều chiếc trong số đó đã bị hạn chế nhưng vẫn tiếp tục hoạt động do sự giám sát yếu kém.

- Ảnh 2.

Hạm đội bóng tối của Nga sẽ là đối tượng hứng chịu lệnh trừng phạt mới.

Chính quyền Mỹ có ý định “siết chặt quản lý”, tập trung vào việc đóng cửa hoàn toàn các kênh thương mại bất hợp pháp.

Điều này có thể bao gồm việc mở rộng danh sách trừng phạt, đưa ra biện pháp trừng phạt thứ cấp đối với các cảng nước ngoài và công ty hợp tác với “hạm đội bóng tối”, đi kèm tăng cường giám sát mọi tuyến đường biển.

Những bước đi như vậy có thể giáng một đòn nghiêm trọng vào nền kinh tế Nga, vốn vẫn ổn định nhờ chương trình xuất khẩu năng lượng ngầm bất chấp hàng nghìn lệnh trừng phạt đã được áp dụng.

Bối cảnh cho lập trường cứng rắn hiện nay của Hoa Kỳ có liên quan đến những nỗ lực rộng lớn hơn của ông Trump nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine. Kể từ khi nhậm chức vào tháng 1 năm 2025, ông đã nhiều lần cam kết theo đuổi hòa bình, nhưng cách tiếp cận lại gây nhiều tranh cãi.

Vào tháng 3 năm 2025, Washington đã đình chỉ viện trợ quân sự cho Kyiv, động thái này được hiểu là nỗ lực nhằm buộc Ukraine phải đàm phán. Sau đó ông Trump đã có cuộc điện đàm với ông Putin, đề xuất lệnh ngừng bắn trong 30 ngày, nhưng Moskva đưa ra điều kiện đối ứng, bao gồm việc ngừng cung cấp vũ khí cho Kyiv, nhưng đã bị từ chối.

Kể từ đó, Nga vẫn tiếp tục những cuộc tấn công, điều mà các nhà phân tích cho rằng chỉ củng cố thêm quyết tâm của Tổng thống Trump trong việc chuyển từ thuyết phục sang cưỡng chế.

Phản ứng của Moskva đối với gói biện pháp mới có thể áp dụng vẫn chưa được biết, nhưng Điện Kremlin vẫn coi bước đi trên là bất hợp pháp và cam kết sẽ có hành động trả đũa. Trong khi đó, xét theo thông tin rò rỉ từ Nhà Trắng, ông Trump đang chuẩn bị cho bước đi quyết định.

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan