Trang chủ Quốc tếThời sự thế giới Mirage 2000 sẽ mang tên lửa MICA-NG để phục kích Su-34?

Mirage 2000 sẽ mang tên lửa MICA-NG để phục kích Su-34?

bởi Admin
0 Lượt xem
- Ảnh 1.

.t1 { text-align: justify; }

Hiện tại Không quân Ukraine đang dần chuyển từ tiêm kích Liên Xô sang sử dụng máy bay chiến đấu hạng nhẹ của phương Tây bao gồm Mirage-2000-5F của Pháp và F-16AM Fighting Falcon do Mỹ sản xuất, được các nước châu Âu chuyển giao.

Hiện nay các tiêm kích này chủ yếu làm nhiệm vụ phòng không, nhằm đánh chặn tên lửa hành trình của Nga, mục tiêu của chúng bao gồm tên lửa chiến lược Kh-101 và tên lửa tầm trung Kh-59MK2, cũng như máy bay không người lái tấn công họ Geran-2.

Các phi công Ukraine lái Mirage-2000-5F và F-16AM không tham gia vào các trận không chiến với Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, mà cố gắng bám sâu ở phía sau.

Chỉ thỉnh thoảng họ mới thực hiện “cuộc đột kích” vào vùng chiến sự, phóng bom dẫn đường hoặc các loại đạn tầm xa từ một vị trí cố định.

Do đó, người Nga rất khó tiếp cận được các máy bay Mirage và Fighting Falcon vì chúng thường xuyên ẩn náu trên mặt đất.

Việc triển khai rộng rãi hơn các máy bay này có thể sẽ diễn ra khi số lượng của chúng đạt tới 24 – 36 chiếc, tức là sẽ có 2 – 3 phi đội tương tác với một cặp máy bay cảnh báo sớm và kiểm soát trên không (AEW&C) Saab 340 AEW&C (ASC 890), mà Thụy Điển đã hứa sẽ chuyển giao vào mùa xuân năm 2024.

Như Kyiv và các nước NATO tin tưởng, số lượng như vậy sẽ đủ để thực hiện các nhiệm vụ tấn công ở khu vực biên giới của Nga với tỷ lệ thành công 50% trong việc giành ưu thế trên không và thực hiện chiến thuật phục kích trên không chống lại máy bay ném bom Su-34 của Nga.

Kyiv sẽ cố gắng đạt được kết quả mong muốn bằng cách sử dụng ưu thế về số lượng máy bay ở một địa điểm và thời gian nhất định, với việc sử dụng đồng thời tên lửa dẫn đường không đối không AMRAAM AIM-120C-5 (105 km) và AIM -120C-7 (lên đến 120 km) ở chế độ không chiến ngoài tầm nhìn.

- Ảnh 3.

Tiêm kích Mirage 2000-5F của Ukraine sẽ mang tên lửa MICA-NG hiện đại.

Máy bay Mirage của Pháp không được trang bị những tên lửa này, và hiện tại Lực lượng vũ trang Ukraine chỉ có các loại đạn không đối không gồm MICA-EM và MICA-IR, có tầm bắn từ 65 – 70 km.

Tuy nhiên trong tương lai, Pháp có thể trang bị cho Mirage-2000-5F của Ukraine tên lửa MICA-NG tầm xa hơn (trên 110 km khi phóng từ độ cao 10 km trở lên). Vì vậy, Mirage và Fighting Falcon sẽ gần như ngang nhau về khả năng tác chiến tầm xa.

MICA-NG được trang bị động cơ nhiên liệu rắn xung kép. Ở giai đoạn đầu của quỹ đạo bay, khối nhiên liệu chính (thứ 1) sẽ đẩy tên lửa lên tốc độ 4.700 km/h, sau đó tên lửa sẽ tiếp tục bay với lực cản khí động học và tiêu thụ động năng cho đến khi đạt đến tầm xa 50 -70 km tính từ điểm phóng.

Khi tốc độ giảm xuống còn khoảng 1.600 km/h, một đợt đốt nhiên liệu rắn thứ hai sẽ được kích hoạt với thời gian cháy hết khoảng 10 – 15 giây, giúp tên lửa tăng tốc lên 1.900 – 2.500 km/h, đủ để đánh chặn nhiều mục tiêu cơ động.

Trong quá trình đốt cháy khối nhiên liệu rắn thứ hai, tên lửa sẽ có thể sử dụng lại hệ thống chuyển hướng vectơ lực đẩy và cơ động với khả năng quá tải lên tới 50G, và điều này có thể xảy ra ở khoảng cách 105 – 110 km, không giống như AIM-120C-7.

MICA-NG được trang bị đầu tự dẫn radar chủ động (GHS), dựa trên mảng pha chủ động chống nhiễu trong phạm vi centimet, có khả năng phát hiện các mục tiêu như Su-34 ở khoảng cách lên tới 40 km.

Loại đầu dò này có khả năng hoạt động ngay cả trong điều kiện bị nhiễu mạnh từ các hệ thống tác chiến điện tử. Đầu tìm kiếm chủ động của tên lửa MICA-NG là loại thứ hai được sử dụng trên thế giới, sau khi sản phẩm tương tự xuất hiện trong tên lửa không chiến AAM-4B của Mitsubishi Electric do Nhật Bản sản xuất.

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan