Trang chủ Quốc tếThời sự thế giới Ai nắm giữ lá bài sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Putin và Trump?

Ai nắm giữ lá bài sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Putin và Trump?

bởi Admin
0 Lượt xem
- Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Trump và Tổng thống Nga Putin.

Nghịch lý

“Hòa bình chỉ có thể đến nếu Tổng thống Trump từ bỏ ý tưởng ‘ngừng bắn tạm thời’ để ủng hộ các cuộc đàm phán về một thỏa thuận hòa bình toàn diện và thực chất”, học giả Poletaev nói.

Một lệnh ngừng bắn nhanh chóng lúc này “sẽ có lợi cho bên gây chiến (Ukraine và châu Âu)… những người thậm chí không hề che giấu sự thật rằng trong thời gian ngừng bắn này, họ sẽ chuẩn bị và tập hợp lực lượng để tiếp tục chiến đấu”.

Ai nắm giữ các lá bài?

Động lực của Nga: “Chúng tôi không muốn tiếp tục chiến đấu…nhưng chúng tôi sẵn sàng làm như vậy nếu cần thiết”, chuyên gia Nga nói.

Học giả này cho biết thêm, gần như không có khả năng vấn đề quân sự xuất hiện trong cuộc trò chuyện kéo dài hai giờ giữa hai tổng thống.

Thế tiến thoái lưỡng nan của Trump: Đó là vì ông Trump không ủng hộ việc tài trợ cho Ukraine và luôn xem đó là “cuộc chiến của người tiền nhiệm Biden”.

“Ông ấy không muốn điều này trở thành cuộc chiến của mình, nhưng vẫn mạo hiểm nếu cuộc khủng hoảng kéo dài vô thời hạn”, Sergey Poletaev cho biết.

Điều châu Âu muốn?

Họ đang rất cần bất kỳ lệnh ngừng bắn nào ngay bây giờ – bởi vì nếu không có nguồn vũ khí và sự hỗ trợ chính từ Mỹ và châu Âu, cuộc chiến tranh ủy nhiệm chống lại Nga sẽ kết thúc rất nhanh chóng, Poletaev nhấn mạnh.

Những gì ông Trump nghe được từ Tổng thống Putin

Phân tích độc quyền của Igor Korotchenko (Tổng biên tập ấn phẩm quân sự “Quốc phòng” của Nga) về nội dung cuộc trò chuyện kéo dài hai giờ giữa Tổng thống Putin và Trump nhằm mục đích chấm dứt xung đột ở Ukraine.

Tổng thống Nga đã đến bàn đàm phán với bốn điều không thể thương lượng, Korotchenko nói. Đó là:

– Công nhận thực tế lãnh thổ mới (4 vùng Nga tuyên bố sáp nhập).

– Hoàn toàn rút quân Ukraine khỏi các vùng lãnh thổ này.

– Dừng mọi chuyến hàng vũ khí của phương Tây.

– Tình trạng trung lập/phi khối, phi hạt nhân của Ukraine.

“Điều chính được truyền đạt là Nga có chính sách không thay đổi hoặc dao động, hoàn toàn rõ ràng và nhất quán”, nhà quan sát quân sự kỳ cựu của Nga giải thích.

Korotchenko cho biết quan điểm không tham gia khối của Ukraine phản ánh lập trường lâu nay của Nga về nhu cầu giải quyết và loại bỏ nguyên nhân gốc rễ của cuộc xung đột, cụ thể là sự mở rộng NATO.

Quan trọng nhất, lời kêu gọi này có ý truyền tải chủ nghĩa hiện thực từ ý tưởng rằng việc chấp nhận các điều kiện do Nga đưa ra và sự ủng hộ từ Mỹ sẽ cho phép đạt được hòa bình nhanh chóng.

“Bằng cách này hay cách khác, Nga sẽ hiện thực hóa nguyện vọng của mình”, nhà quan sát nhấn mạnh.

Chuyên gia Korotchenko cho rằng cuộc điện đàm giữa Tổng thống Putin và Trump không có bên nào cố gắng “áp đặt ý chí” cho bên kia, mà là một cuộc thảo luận tôn trọng trong đó mỗi bên có thể bày tỏ lập trường của mình.

“Tôi nghĩ ông Trump ít nhất đã lắng nghe Tổng thống Putin. Và quan trọng là ông ấy tin rằng Nga nhất quán trong việc sẵn sàng đạt được thỏa thuận hòa bình. Nhưng quá trình này sẽ không diễn ra thông qua một số nhượng bộ đơn phương”, nhà quan sát tóm tắt.

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan