Trang chủ Quốc tế Tempest ra đời để nuôi tham vọng xuyên thủng phòng thủ Nga

Tempest ra đời để nuôi tham vọng xuyên thủng phòng thủ Nga

bởi Admin
0 Lượt xem
- Ảnh 1.

Giám đốc điều hành của BAE Systems, Charles Woodburn với mô hình kích thước đầy đủ của Tempest.

Theo tờ The Telegraph ngày 19 tháng 7 năm 2025, chiến đấu cơ thế hệ 6 này được phát triển theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP), sẽ là một yếu tố then chốt trong chiến lược quân sự của NATO, cung cấp khả năng tấn công các hệ thống phòng thủ tên lửa, phòng không và căn cứ không quân ngay trong giai đoạn đầu của một cuộc xung đột.

Tempest dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2035, thay thế cho Eurofighter Typhoon đã cũ và bổ sung cho F-35 do Mỹ sản xuất.

Tempest, được phát triển bởi liên minh Team Tempest, bao gồm BAE Systems của Anh, Rolls-Royce, Leonardo của Ý và MBDA của Châu Âu, có kích thước lớn hơn để chứa các thùng nhiên liệu lớn hơn và tải trọng đáng kể, bao gồm tên lửa và các hệ thống tiên tiến.

Như The Telegraph lưu ý, kích thước của máy bay cung cấp một bề mặt nhẵn cho công nghệ tàng hình, khiến radar khó phát hiện.

Nhà phân tích quân sự Francis Tusa nhấn mạnh rằng trong trường hợp xảy ra xung đột với Nga, Tempest sẽ có thể cất cánh từ các sân bay của Anh trong tuần đầu tiên của chiến tranh, xâm nhập sâu vào lãnh thổ Nga và phá hủy các cơ sở phòng không và căn cứ không quân quan trọng, sau đó hỗ trợ lực lượng mặt đất, mang theo kho vũ khí lớn gấp đôi tiêm kích F-35.

Hãng BAE Systems cho biết, máy bay sẽ được trang bị trí tuệ nhân tạo, buồng lái tương tác và radar xử lý dữ liệu gấp 10.000 lần so với các hệ thống trên một số loại chiến đấu cơ hiện tại.

Chương trình GCAP, kết hợp dự án Tempest của Anh và Mitsubishi FX của Nhật Bản, đã được công bố vào tháng 12 năm 2022, khi London, Tokyo và Rome ký một thỏa thuận phát triển chung.

Theo Reuters, Nhật Bản sẽ đầu tư 4 tỷ yên vào dự án, trong khi Anh đã cam kết 2 tỷ bảng Anh cho đến năm 2025. Mitsubishi Heavy Industries và IHI chịu trách nhiệm sản xuất động cơ, trong khi Leonardo và MBDA đang phát triển hệ thống điện tử hàng không và tên lửa.

Tempest được định vị là đối thủ cạnh tranh của dự án FCAS của châu Âu, đang được Pháp, Đức và Tây Ban Nha phát triển. Theo Defense Post, GCAP sẽ có trụ sở chính tại Anh và quy tụ 2.800 chuyên gia và 600 tổ chức.

Một mô hình ý tưởng với tính khí động học được cải thiện đã được ra mắt tại Triển lãm Hàng không Farnborough vào tháng 7 năm 2024, nơi BAE Systems đã nêu bật tiến độ phát triển.

Chuyên gia Tim Robinson của Hiệp hội Hàng không Hoàng gia Anh, cho biết công nghệ quan trọng nhất của chiến đấu cơ Tempest là tùy chọn lưỡng dụng, tiêm kích có thể bay với một phi công hoặc bay không người lái.

Đặc biệt, Tempest cũng có thể điều hành một nhóm máy bay không người lái và phối hợp tác chiến khiến phòng không đối phương không thể xác định được mục tiêu chính cần tiêu diệt.

Tempest còn có tính năng độc đáo là khả năng hợp tác thông tin. Đó là khả năng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cảm biến và thông tin đa chiều phối hợp tấn công hoặc phòng ngự.

Cùng với những tính năng tối tân của bản thân máy bay, đẳng cấp của Tempest còn thể hiện ở những vũ khí công nghệ cao nó mang theo bao gồm: vũ khí năng lượng định hướng, vũ khí siêu thanh, có thể hành trình với tốc độ 5 Mach hoặc nhanh hơn, tùy thuộc vào hình thái chiến thuật không đối không hoặc không đối đất.

Chương trình này cũng nhằm mục đích đối phó với các máy bay chiến đấu thế hệ năm của Nga và Trung Quốc như Su-57 và J-20, vốn đã sử dụng công nghệ tàng hình và khả năng siêu thanh.

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan