Trang chủ Quốc tếQuan điểm Giấc mơ “ngọc quý trên vương miện” của hải quân 1 nước ASEAN vấp thực tế phũ phàng: Thiếu tiền và nhu cầu

Giấc mơ “ngọc quý trên vương miện” của hải quân 1 nước ASEAN vấp thực tế phũ phàng: Thiếu tiền và nhu cầu

bởi Admin
0 Lượt xem

Tờ South China Morning Post (SCMP) ngày 24/2 đưa tin, đối với một quốc gia có hơn 17.000 hòn đảo ở rìa phía nam của một trong những tuyến đường thủy phức tạp nhất thế giới, ý tưởng về một tàu sân bay có vẻ như là một bước đi táo bạo, thậm chí là cần thiết. Nhưng giấc mơ sở hữu một biểu tượng sức mạnh hải quân như vậy của Indonesia đang vấp phải một thực tế phũ phàng: thiếu tiền và có lẽ là thiếu cả nhu cầu.

“Có vẻ như chúng ta cần một tàu sân bay cho các hoạt động quân sự phi chiến đấu”, Đô đốc Muhammad Ali – Tham mưu trưởng Hải quân Indonesia – phát biểu tại một cuộc họp báo vào ngày 6/2, liệt kê hoạt động viện trợ nhân đạo, cứu trợ thiên tai và an ninh hàng hải như những mục đích sử dụng tàu sân bay tiềm năng.

- Ảnh 1.

Đô đốc Muhammad Ali – Tham mưu trưởng Hải quân Indonesia – tại một căn cứ không quân ở Jakarta vào năm 2023. Ảnh: AFP

Theo hãng thông tấn nhà nước Antara (Indonesia), những phát biểu của Tham mưu trưởng Hải quân Indonesia nhấn mạnh mong muốn hiện đại hóa lực lượng hải quân nước này, khi Jakarta gần đây đã mua hai khinh hạm của Ý và có kế hoạch nâng cấp thêm.

Tuy nhiên, các nhà quan sát vẫn không tin rằng một tàu sân bay – thường được coi là “ngọc quý trên vương miện” của lực lượng hải quân – là lựa chọn đúng đắn cho Jakarta.

Một biểu tượng đắt giá

Theo Abdul Rahman Yaacob – chuyên gia về quốc phòng và an ninh trong chương trình nghiên cứu Đông Nam Á tại Viện nghiên cứu Lowy (Australia), ý tưởng mua một tàu sân bay dành riêng cho các hoạt động quân sự phi chiến đấu “không có ý nghĩa về mặt chiến lược”.

“Đây là những nền tảng đắt tiền”, ông nói với tạp chí This Week in Asia, đồng thời lưu ý thêm rằng mặc dù tàu sân bay thường được coi là “nền tảng vũ khí tấn công được sử dụng cho các hoạt động chiến đấu” nhưng chúng cũng có khả năng thực hiện “nhiều loại nhiệm vụ khác nhau, từ hoạt động chiến đấu đến các nhiệm vụ liên quan đến nhân đạo”.

Mặc dù một tàu sân bay sẽ mở rộng khả năng triển khai sức mạnh của Indonesia trên khắp vùng biển rộng lớn của mình, Rahman cũng đưa ra cảnh báo về những hạn chế của nó.

“Điều này có thể gây quan ngại cho Trung Quốc, nhưng cũng gây quan ngại cho các nước Đông Nam Á khác”, ông nói và cho biết thêm rằng một tàu như vậy “sẽ không tạo ra nhiều thay đổi hoặc răn đe đối với Trung Quốc”.

Sức mạnh hải quân ngày càng tăng của Trung Quốc đang bao trùm khu vực. Với hai tàu sân bay đang hoạt động là Liêu Ninh và Sơn Đông, và một tàu thứ ba đang trong quá trình thử nghiệm trên biển, chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực của Bắc Kinh có thể “xóa sổ” một tàu sân bay của Indonesia trong trường hợp xảy ra xung đột, Rahman cho biết.

“Ngay cả Hải quân Mỹ, vốn có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc vận hành tàu sân bay, cũng lo ngại rằng hạm đội tàu sân bay của mình có thể bị Trung Quốc đe dọa”, Rahman cho biết.

- Ảnh 2.

Tàu sân bay lớn nhất thế giới USS Gerald R. Ford của Hải quân Mỹ có giá lên tới hơn 13 tỷ USD. Ảnh: US Navy/TNS

Rào cản tài chính cũng rất lớn. Các tàu sân bay hiện đại, như tàu lớp Gerald R. Ford của Hải quân Mỹ, có giá lên tới hơn 13 tỷ USD. Trong khi đó, ngân sách quốc phòng của Indonesia chỉ phân bổ 20 nghìn tỷ rupiah (1,22 tỷ USD) cho hải quân vào năm 2025, ít hơn 15% tổng ngân sách quốc phòng của nước này.

Rahman lưu ý rằng việc mua một tàu sân bay không chỉ liên quan đến bản thân con tàu. “Chúng không hoạt động đơn lẻ. Chúng thường đi kèm với một đội tàu chiến và tàu tiếp tế khác, bao gồm cả tàu ngầm”, ông nói. Thêm vào đó là chi phí cho máy bay mới, đào tạo chuyên biệt và nâng cấp cơ sở hạ tầng…

Theo SCMP, nguồn lực hạn chế của Indonesia gợi lại câu chuyện của Thái Lan – quốc gia đã mua tàu sân bay HTMS Chakri Naruebet vào những năm 1990, đưa nước này trở thành quốc gia Đông Nam Á duy nhất sở hữu một tàu sân bay. Nhưng những hạn chế về ngân sách đã khiến con tàu phần lớn phải neo đậu tại cảng.

“Trong tương lai gần, tôi không thấy Indonesia có đủ tiền để mua một tàu sân bay”, Rahman cho biết, chỉ ra rằng Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto đang tập trung vào các ưu tiên trong nước như chương trình cung cấp bữa ăn miễn phí cho học sinh.

“Hải quân nước xanh lục” và “Hải quân nước nước xanh dương”

SMCP đưa tin, những người chỉ trích cho rằng nhu cầu chiến lược của Indonesia sẽ được phục vụ tốt hơn nếu có “Hải quân nước xanh lục” tập trung vào việc bảo vệ vùng biển ven bờ và vùng biển lân cận, thay vì một “Hải quân nước nước xanh dương” có khả năng triển khai sức mạnh vượt xa bờ biển của mình.

Theo nhà phân tích quốc phòng Karl Gading Sayudha tại công ty quan hệ công chúng Kiroyan Partners (Indonesia), mặc dù Hải quân Indonesia từ lâu đã ấp ủ tham vọng sở hữu một tàu sân bay, nhưng tính khả thi của nó vẫn còn đang bị nghi ngờ.

Ông cho biết, có thể Indonesia sẽ không có lợi ích quốc gia khi tăng cường sức mạnh quân sự trừ khi Tổng thống Prabowo thay đổi cơ bản chính sách đối ngoại của đất nước theo hướng “có lập trường hung hăng hơn, có khả năng gây nguy cơ đối đầu trực tiếp với các cường quốc thế giới”.

“Đó là một rủi ro mà chúng ta [Indonesia] không thể chấp nhận được khi xét đến tình trạng hiện tại của lực lượng vũ trang chúng ta”, Sayudha nói.

- Ảnh 4.

Một tàu tuần duyên Trung Quốc đang di chuyển ở vùng biển Bắc Natuna của Indonesia vào tháng 10/2024. Ảnh: Cơ quan An ninh Hàng hải Indonesia/EPA-EFE

Theo SCMP, các tàu Trung Quốc thỉnh thoảng đã xâm nhập vào vùng biển mà Indonesia tuyên bố chủ quyền ở rìa phía nam của Biển Đông.

Thay vì tập trung vào tàu sân bay, các nhà phân tích cho rằng Jakarta nên ưu tiên đầu tư vào các tàu chiến mặt nước rẻ hơn như khinh hạm và tàu hộ tống, tàu ngầm và tên lửa chống hạm như hệ thống BrahMos của Ấn Độ.

“Việc có đủ số lượng và duy trì khả năng hoạt động của chúng sẽ ngăn chặn Trung Quốc và bất kỳ thế lực thù địch nào hơn là một tàu sân bay”, chuyên gia Rahman cho biết.

Giải pháp cũ?

Các chuyên gia nhận định, nếu Indonesia vẫn kiên trì với tham vọng về tàu sân bay của mình, các tàu đã qua sử dụng có thể là một lựa chọn khả thi.

Hải quân Indonesia – trong những năm gần đây đã đặt hàng khinh hạm đa năng của châu Âu và tàu ngầm chạy bằng pin của Pháp – được cho là đang để mắt đến tàu sân bay Giuseppe Garibaldi mới nghỉ hưu của Ý, cũng như bày tỏ sự quan tâm đến tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral của Pháp và tàu sân bay nhỏ hơn được thiết kế để vận chuyển trực thăng hoặc ít máy bay hơn.

“Có khả năng Hải quân [Indonesia] đang xem xét mua tàu sân bay cũ để giao hàng nhanh hơn”, chuyên gia Sayudha nói.

- Ảnh 5.

Một tàu của Hải quân Indonesia được nhìn thấy neo đậu tại một cảng ở Bali trước khi khai mạc Diễn tập Hải quân đa phương Komodo 2025 vào ngày 14/2. Ảnh: AFP

Nếu không nhằm mục đích chiến đấu, ông cho biết Indonesia có thể chuyển sang các nền tảng nội địa, chẳng hạn như tàu đổ bộ lớp Makassar.

Các tàu lớp Makassar đã chứng minh được hiệu quả, Sayudha cho biết, trích dẫn vai trò của chúng trong một nhiệm vụ nhân đạo gần đây trong cuộc xung đột ở Gaza, nơi chúng đóng vai trò là bệnh viện nổi tại một bến cảng của Ai Cập.

“Với động lực hiện tại đang chuyển dịch theo hướng có lợi cho hải quân sau nhiều thập kỷ ưu tiên [lực lượng khác] của quân đội [Indonesia], họ [các chỉ huy hải quân Indonesia] giờ đây có thể coi đây là cơ hội để một lần nữa thực hiện tham vọng ấp ủ từ lâu của họ”, ông cho biết.

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan