Trang chủ Quốc tế Mỹ vừa chi hơn 5 tỷ USD mua ‘mỏ vàng’ đứng thứ 2 thế giới của Việt Nam: Đã xuất khẩu đến hơn 100 thị trường, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng là ‘khách ruột’

Mỹ vừa chi hơn 5 tỷ USD mua ‘mỏ vàng’ đứng thứ 2 thế giới của Việt Nam: Đã xuất khẩu đến hơn 100 thị trường, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng là ‘khách ruột’

bởi Admin
0 Lượt xem

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng dệt, may của Việt Nam trong tháng 4/2025 đạt 3,64 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2025 mặt hàng này đã mang về hơn 13,9 tỷ USD tăng 11% so với cùng kỳ.

Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong quý 4 năm 2025, với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 5,1 tỷ USD, tăng trưởng 17,12% so với cùng kỳ năm 2024. Các hiệp định thương mại tự do cùng xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu đã giúp Việt Nam củng cố vị thế tại thị trường này. Tuy nhiên, trước nguy cơ về các chính sách thuế quan mới từ Mỹ, Việt Nam cần đa dạng hóa thị trường để giảm thiểu rủi ro và duy trì đà tăng trưởng bền vững.

Mỹ vừa chi hơn 5 tỷ USD mua ‘mỏ vàng’ đứng thứ 2 thế giới của Việt Nam: Đã xuất khẩu đến hơn 100 thị trường, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng là ‘khách ruột’- Ảnh 1.

Nhật Bản là một thị trường xuất khẩu quan trọng khác với vị trí đứng thứ 2, đạt kim ngạch hơn 1,4 tỷ USD tính đến hết tháng 4, tăng 11,87% so với cùng kỳ năm 2024. Mức tăng trưởng này cho thấy sự ổn định trong nhu cầu đối với hàng dệt may của Việt Nam. Các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng của Nhật Bản đòi hỏi Việt Nam không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Việc tận dụng các hiệp định như CPTPP sẽ giúp Việt Nam mở rộng thị phần tại thị trường này.

Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 3 với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1,02 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025, tăng 1,46% so với cùng kỳ năm 2024.

Trước đó trong năm 2024, xuất khẩu của ngành dệt may đạt 44 tỷ USD, tăng 11,26% so với năm 2023. Sản phẩm dệt may của Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ và năm nay sẽ mở rộng xuất khẩu sang 104 thị trường.

Năm 2025, ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 47 – 48 tỷ USD (tăng 3 – 4 tỷ USD so với năm 2024). Để đạt được mục tiêu này, các doanh nghiệp đang nỗ lực đầu tư cho sản xuất xanh, ứng dụng Al vào các công đoạn sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế, mở rộng thị phần…

Nhận định về thị trường trong thời gian tới, các doanh nghiệp cho rằng, quan hệ thương mại Mỹ – Trung có xu hướng hạ nhiệt với một số thỏa thuận đã đạt được; tỷ giá VND/USD đang diễn biến tích cực hơn; Tồn kho thực tế tại Mỹ đang ở mức rất thấp, nhiều nhãn hàng chỉ đủ dùng cho 6-8 tuần tới, khan hiếm hàng cho mùa tựu trường và lễ hội cuối năm… Dẫu vậy, doanh nghiệp đang đối mặt với chi phí đầu vào tăng do giá điện tăng từ 10/5, trong khi đơn giá với hàng xuất khẩu rất khó tăng.

Nhìn chung, hầu hết các nhà xuất khẩu đã có đơn hàng đủ cho quý II và gần hết quý III/2025, đồng thời hết sức linh hoạt điều phối sản xuất để giao hàng đúng hẹn cho khách. Để xuất khẩu bền vững, tránh rủi ro về phòng vệ thương mại liên quan đến xuất xứ, hiện, các doanh nghiệp đang nỗ lực ở mức cao nhất thu xếp nguyên liệu đầu vào, minh bạch trong chứng nhận xuất xứ, đặc biệt với những đơn hàng sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu.

Như Quỳnh

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan