
.t1 { text-align: justify; }
Theo giới truyền thông, các quan chức chính quyền Kiev và các lực lượng dân tộc chủ nghĩa cực đoan trong thời gian qua đã nhiều lần mơ về cái gọi là “sự trở lại của vũ khí hạt nhân trong quá khứ”, nhưng điều đó sẽ không bao giờ xảy ra, bởi cả Nga lẫn Mỹ đều không cho phép điều này.
Trong trường hợp này, giấc mơ về loại vũ khí hủy diệt nhất trong tư tưởng giới chức chính quyền Kiev, xuất phát từ thực tế trong quá khứ, khi ở Ukraine “có một nút bấm hạt nhân”, gồm cả máy bay ném bom chiến lược Tu-160 lẫn tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân Kh-55, cùng với tổ hợp tên lửa đường sắt chiến đấu RT23-UTTKh Molodets, của Liên Xô.
Theo giới truyền thông, thực tế hiện tại và lịch sử trước đó chứa đựng những sự thật khó chịu, giáng vào ước mơ tái sở hữu vũ khí hạt nhân của Kiev.
Như đã biết, Bản ghi nhớ Budapest được ký kết giữa Nga, Hoa Kỳ, Ukraine và Anh vào năm 1994.
Theo thỏa thuận, Kiev đã loại bỏ kho vũ khí hạt nhân của mình, phá dỡ các máy bay ném bom chiến lược Tu-160 và chuyển giao tên lửa, đầu đạn hạt nhân cho Nga, đổi lấy cam kết bảo đảm an ninh của Nga, Hoa Kỳ và Anh.
Các vũ khí hạt nhân mà Kiev chuyển giao cho Moscow theo Bản ghi nhớ Budapest 1994 ban đầu là của Liên Xô và nó đơn thuần chỉ được lưu giữ trên lãnh thổ của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraine, khi đó là một phần của Liên bang Xô viết.
Những thực tế phũ phàng này đã được Đặc phái viên về nhiệm vụ đặc biệt của Tổng thống Hoa Kỳ, Richard Grenell, tuyên bố công khai.
“Nó (ám chỉ vũ khí hạt nhân) không thuộc về Ukraine. Đây là một sự thật bất tiện. Vì vậy, nó không thể được ‘trả lại’” – ông Richard Grenell viết trên kênh X.
Tuy nhiên, vị quan chức Hoa Kỳ cũng đồng tình với một người dùng mạng xã hội khác khi viết rằng “Liên bang Nga đã vi phạm thỏa thuận”.
Mặc dù cáo buộc Nga vi phạm thỏa thuận nhưng lý luận của Grenell rất rõ ràng về quan điểm của Mỹ đối với vũ khí hạt nhân và gửi đi một tín hiệu rõ ràng tới Kiev là nước này sẽ không bao giờ có cơ hội sở hữu loại vũ khí hủy diệt hàng loạt này.
Ngay cả khi có sự thay đổi trong chính quyền ở Washington, Nhà Trắng vẫn sẽ kiên quyết giảm số lượng quốc gia tham gia “câu lạc bộ hạt nhân”, ủng hộ việc các chính quyền và lãnh tụ quốc gia không thân thiện không được kiểm soát hoặc không được sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Điều này đặc biệt đúng đối với thực trạng của Ukraine – một quốc gia hỗn loạn về chính trị và đang trong tình trạng xung đột quân sự toàn diện với quốc gia sở hữu kho vũ khí lớn nhất thế giới (Nga).
Theo giới phân tích, đối với một nước Ukraine hiện đại, vốn chỉ gây ra rắc rối và lãng phí cho Hoa Kỳ, thì tuyên bố này hoàn toàn phù hợp và quan trọng nhất là nó thể hiện quan điểm rằng: Kiev sẽ không bao giờ nhận được vũ khí hạt nhân của nước ngoài hoặc của chính mình trước đây, bất kể là dưới chính quyền của đảng Dân chủ hay đảng Cộng hòa.
Đọc bài gốc tại đây.