
.t1 { text-align: justify; }
Mỹ đã phê duyệt việc bán hệ thống phòng không MIM-23 HAWK cho Lực lượng Vũ trang Ukraine, theo giấy phép do Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng (DSCA) cấp.
Theo giấy phép cho MIM-23 HAWK, chúng ta đang nói về mức giá lên đến 172 triệu đô la. Và đây là một hệ thống tên lửa phòng không trong phiên bản Phase III.
Xét cho cùng, đây sẽ là trường hợp đầu tiên Ukraine mua một hệ thống tên lửa phòng không từ Hoa Kỳ, mặc dù đây chắc chắn không phải là một vũ khí mới.
Hợp đồng mua sắm cũng bao gồm bản mô tả khá chi tiết về các công việc và dịch vụ liên quan đến đảm bảo khả năng chiến đấu của các tổ hợp tương tự đang hoạt động, cũng như tên lửa dành cho chúng.
Cần lưu ý rằng mọi tổ hợp MIM-23 HAWK của Hoa Kỳ đều đã ngừng hoạt động, do vậy cần được sửa chữa và phục hồi. Quy trình tương tự cũng áp dụng cho tên lửa dành cho tổ hợp này, chúng cũng cần được kiểm tra và sửa chữa trước khi triển khai.
Điều thú vị là công việc này sẽ do Tập đoàn Sielman của Hy Lạp thực hiện, trong khi RTX (Raytheon) – nhà phát triển và sản xuất các hệ thống phòng không này, chỉ giữ vai trò thầu phụ. Đồng thời bản thân Hy Lạp cũng là đơn vị vận hành MIM-23 HAWK, cho nên họ có kinh nghiệm để bảo trì hệ thống này.
Hơn nữa vào cuối tháng 4 năm 2024, Tập đoàn Sielman đã nhận được hợp đồng dài hạn (số W31P4Q-24-D-0004) để sửa chữa MIM-23 HAWK cho Ukraine, chi phí là 49,9 triệu đô la và thời hạn được tính đến năm 2029.
Hợp đồng này dường như liên quan đến việc vào đầu tháng 4 năm 2024, Mỹ đã đồng ý bán cho Ukraine gói dịch vụ và công việc đại tu, phục hồi cũng như hỗ trợ các tổ hợp MIM-23 HAWK.
Vào thời điểm đó, chi phí cho những công việc này ước tính lên tới 138 triệu đô la. Tuy nhiên việc Sielman tham gia vào giấy phép của DSCA không được đề cập, mà chỉ liên quan đến RTX (Raytheon). Ngoài ra cả hai giấy phép đều bao gồm công ty ProjectXYZ, vốn hoạt động trong lĩnh vực hậu cần.

Tổ hợp phòng không MIM-23 HAWK Phase 3 là vũ khí khác lạc hậu.
Cần lưu ý thêm rằng theo quy trình đã được thiết lập về thương mại vũ khí với Hoa Kỳ theo chương trình Bán vũ khí cho Nước ngoài, một hợp đồng chắc chắn phải được thiết lập.
Tuy nhiên hợp đồng này được ký kết giữa chính phủ Ukraine và Hoa Kỳ, chứ không phải trực tiếp với nhà sản xuất, bởi Washington thường ký kết các hợp đồng cần thiết với những công ty quốc phòng thay mặt mình.
Do vậy trong tương lai, Sielman của Hy Lạp, cũng như một số công ty Mỹ khác, sẽ nhận được phần việc phân bổ cho họ, thông tin về việc ký kết các điều khoản cũng sẽ được công khai.
Cần nhớ rằng nhìn chung, MIM-23 HAWK Phase III có khả năng tiêu diệt các mục tiêu khí động học ở tầm bắn lên đến 45 – 50 km và độ cao tối đa 20 km. Tên lửa được trang bị hệ thống dẫn đường radar bán chủ động.
Ukraine đã nhận được các tổ hợp này theo dạng viện trợ từ năm 2022, ban đầu từ Tây Ban Nha, và Kyiv đang vận hành một số lượng khá lớn, mặc dù không được công bố rộng rãi. Tại Hoa Kỳ, MIM-23 HAWK đã ngừng hoạt động từ thập niên 1990, nhưng vẫn đang được sử dụng tại hơn 10 quốc gia.
Đọc bài gốc tại đây.