
.t1 { text-align: justify; }
Thiếu tướng Quân đội Đức Christian Freuding đã cho biết thông tin trên trong cuộc họp báo với đại diện truyền thông tại Kyiv vào ngày 12 tháng 7.
“Chúng tôi đã bắt đầu xây dựng dây chuyền sản xuất tên lửa loại này tại Đức. Những lô hàng đầu tiên từ đó sẽ sẵn sàng sớm nhất là vào năm 2026, hoặc chậm nhất là đầu năm 2027”, vị thiếu tướng cho biết khi trả lời câu hỏi về khả năng tự sản xuất tên lửa đánh chặn cho hệ thống phòng không Patriot của Đức.
Khi được hỏi liệu Đức có được tự do quyết định cách xử lý những tên lửa này hay không, đặc biệt là liên quan đến việc chuyển giao chúng cho Ukraine, vì đây là công nghệ của Mỹ, ông Freuding trả lời rằng sẽ không có vấn đề gì với điều này.
“Chúng tôi hoàn toàn độc lập, đây sẽ là một dây chuyền sản xuất mới và thuộc về châu Âu”, Thiếu tướng Freuding giải thích.
Cần nhắc lại rằng vào tháng 11 năm 2024, MBDA đã bắt đầu xây dựng một tổ hợp mới tại Đức để sản xuất tên lửa đánh chặn GEM-T cho hệ thống phòng không Patriot và các tên lửa dẫn đường khác.
Vào ngày 18 tháng 11 năm 2024, một buổi lễ mang tính biểu tượng để đặt viên đá đầu tiên cho cơ sở nói trên đã diễn ra tại một địa điểm ở thành phố Schrobenhausen. Cơ sở này sẽ có diện tích khoảng 6.000 m2, tạo ra hơn 300 việc làm mới. Dự kiến hoàn thành vào tháng 9 năm 2026.

Lễ khởi công xây dựng cơ sở sản xuất tên lửa dẫn đường mới của Tập đoàn MBDA tại Đức.
Đồng thời hoạt động sản xuất tại Đức, mặc dù trở thành nơi duy nhất bên ngoài Hoa Kỳ sản xuất tên lửa GEM-T cho hệ thống phòng không Patriot, những sẽ chỉ giới hạn ở dây chuyền lắp ráp cuối cùng.
Ngoài ra, Công ty Rheinmetall của Đức cùng với đối tác Lockheed Martin đến từ Mỹ có kế hoạch thiết lập sản xuất quy mô lớn tên lửa đạn đạo ATACMS và phòng không Patriot PAC-3 tại châu Âu.
Tuy nhiên các cuộc đàm phán về việc thành lập dây chuyền sản xuất vẫn đang diễn ra, vì vậy nhiều khả năng vị Thiếu tướng đang ám chỉ đến tên lửa GEM-T. So với phiên bản chuyên biệt đánh chặn tên lửa đạn đạo PAC-3 MSE thì GEM-T có khả năng tiêu diệt mục tiêu đạn đạo thấp hơn một chút.
Mặc dù vậy, GEM-T có tầm bắn xa hơn (160 km) đối với các mục tiêu khí động học như máy bay và tên lửa hành trình – so với PAC-3 MSE (120 km). Ngoài ra một bệ phóng có thể chứa 12 tên lửa PAC-3 MSE, trong khi GEM-T chỉ có thể mang tối đa 4 đạn.
Đọc bài gốc tại đây.