Trang chủ Quốc tếChuyện đó đây Nga trở lại sau 6 năm: Su-35 và Su-57 bị chặn ngay trên đường tới ĐNÁ – Diễn biến kịch tính tới phút chót

Nga trở lại sau 6 năm: Su-35 và Su-57 bị chặn ngay trên đường tới ĐNÁ – Diễn biến kịch tính tới phút chót

bởi Admin
0 Lượt xem

Su-35 và Su-57 bị chặn trên đường tới Đông Nam Á

Tờ Twentytwo13 (Malaysia) đưa tin, triển lãm hàng không – hải quân quốc tế Langkawi (LIMA) lần thứ 17 năm 2025 đã chính thức khai mạc vào ngày 20/5, và dự kiến sẽ kéo dài tới ngày 24/5. Đây là sự kiện quốc phòng quy mô lớn nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Ngay trước thềm triển lãm, cư dân mạng đã rộ lên những bàn luận sôi nổi. Hai cái tên được mong chờ nhất là “Russian Knights” (Hiệp sĩ Nga) – đội bay nhào lộn tinh nhuệ của Không quân Nga với thành phần chính là Su-35S Flanker, và tiêm kích thế hệ thứ năm Sukhoi Su-57 (NATO định danh: Felon).

Đây cũng là dòng chiến đấu cơ lâu nay được đồn đoán là ứng cử viên sáng giá cho chương trình máy bay chiến đấu đa nhiệm (MRCA) mới của Không quân Hoàng gia Malaysia.

Nga trở lại sau 6 năm: Su-35 và Su-57 bị chặn ngay trên đường tới ĐNÁ – Diễn biến kịch tính tới phút chót - Ảnh 1.

Màn trình diễn của máy bay Nga tại LIMA 2025. Nguồn: X

Đáng lưu ý, theo Twentytwo13, cả hai mẫu máy bay này dự kiến sẽ có mặt tại Langkawi vào ngày 19/5. Tuy nhiên, do bị kẹt lại tại Hải Nam (Trung Quốc), kế hoạch đã bị trễ.

Nguồn tin của Twentytwo13 cho biết nguyên nhân là do “một quốc gia láng giềng” (của Malaysia) đã từ chối cấp phép cho các máy bay Nga bay qua không phận trên đường đến Langkawi. Hàng dài phóng viên đã túc trực tại cuối đường băng 03/21 đến tận 19h ngày 19/5 – nhưng không thấy bóng dáng nào xuất hiện.

Tới 9h20 phút sáng ngày 20/5, 9 chiếc Sukhoi Su-35 thuộc đội bay “Russian Knights” cuối cùng cũng đã hạ cánh tại Langkawi.

Tuy nhiên, “ngôi sao lớn nhất” – chiếc Su-57 Felon – vẫn chưa lộ diện. Hiện vẫn chưa rõ liệu chiến đấu cơ này có xuất hiện trong triển lãm hay không.

Theo Twentytwo13, triển lãm LIMA năm nay mở màn trong bầu trời xám xịt cùng tiếng sấm rền vang, tưởng chừng sẽ khiến mọi hoạt động bị hủy bỏ ngay từ đầu.

Màn trình diễn mở màn lúc 8 giờ 30 suýt nữa bị cơn mưa xối xả quét qua, khi cả khu vực Padang Matsirat chìm trong màu xám u ám.

Thật kỳ diệu, thời tiết đã tạm dịu đi – trong chốc lát. Đến 9 giờ 30 phút ngày 30/5, trời bắt đầu mưa lớn. Tất cả các màn trình diễn trên không bị tạm ngưng. Ngay cả màn bay qua đội hình do máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortress của Không quân Mỹ, cùng cặp tiêm kích F/A-18F Super Hornet từ tàu sân bay USS Nimitz, cũng phải hoãn đến 12 giờ 30 phút cùng ngày.

Tới 14 giờ 30 phút ngày 20/5, đội bay “Russian Knights” mới chính thức ra mắt khán giả tham dự triển lãm.

Theo Twentytwo13, mặc dù gặp phải trục trặc lớn trên đường đi nhưng đội hình Su-35S của Nga đã có màn biểu diễn ấn tượng, với đội hình kim cương sát nhau, nhào lộn đồng bộ và leo thẳng đứng thách thức trọng lực.

“Màn ballet trên không của Su-35S là minh chứng cho sự phối hợp hoàn hảo và sức mạnh động cơ – khiến cả giới yêu hàng không lẫn người xem tò mò phải trầm trồ và vỗ tay không ngớt” – Twentytwo13 cho hay.

Nga trở lại sau 6 năm: Su-35 và Su-57 bị chặn ngay trên đường tới ĐNÁ – Diễn biến kịch tính tới phút chót - Ảnh 2.
Nga trở lại sau 6 năm: Su-35 và Su-57 bị chặn ngay trên đường tới ĐNÁ – Diễn biến kịch tính tới phút chót - Ảnh 3.
Nga trở lại sau 6 năm: Su-35 và Su-57 bị chặn ngay trên đường tới ĐNÁ – Diễn biến kịch tính tới phút chót - Ảnh 4.

Màn trình diễn của máy bay Nga tại LIMA 2025. Nguồn: X

Trở lại sau 6 năm vắng bóng, Nga mang tới điều gì đặc biệt?

LIMA 2025 quy tụ hơn 500 đơn vị trưng bày đến từ 30 quốc gia, với hơn 100 máy bay và 40 phương tiện hải quân tham gia – biến đây thành một trong những kỳ triển lãm tham vọng nhất từ trước đến nay.

Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran là những quốc gia có sự hiện diện lớn nhất, với các gian hàng quy mô và khu trưng bày quốc gia đồ sộ – thể hiện ảnh hưởng ngày càng lớn trong lĩnh vực an ninh – quốc phòng khu vực.

Theo trang tin Aviation 21 (Nga) và tờ Malay Today (Malaysia), sau 6 năm vắng mặt, Nga trở lại triển lãm LIMA lần này với các sản phẩm hiện đại do Rosoboronexport, Tập đoàn chế tạo máy bay thống nhất (UAC) và Roscosmos giới thiệu.

Máy bay chiến đấu

Theo kế hoạch, tâm điểm của gian hàng hàng không là phiên bản xuất khẩu của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57E. Bên cạnh đó là Su-75, Su-35S, Su-30SM, Il-76MD-90A(E).

Ngoài ra, UAC cũng trưng bày mô hình của máy bay tiêm kích một động cơ thế hệ thứ năm Su-75. Bên cạnh đó là các tiêm kích thế hệ 4++ như Su-35S và Su-30SM – những mẫu máy bay thể hiện khả năng siêu cơ động và độ tin cậy cao qua các màn trình diễn của đội bay nhào lộn “Hiệp sĩ Nga”.

Về trực thăng, các phiên bản xuất khẩu đáng chú ý gồm:

Mi-28NME – trực thăng tấn công có hỏa lực mạnh, hoạt động hiệu quả cả ngày lẫn đêm.

Ka-52E – sử dụng thiết kế cánh quạt đồng trục, tăng khả năng cơ động và ổn định.

Mi-171Sh – trực thăng vận tải đa dụng, nổi bật về độ bền và khả năng làm việc trong môi trường khắc nghiệt.

Mi-171A3 – trực thăng dành cho hoạt động ngoài khơi, chuyên chở người và hàng hóa ra giàn khoan, kiêm nhiệm cứu hộ trên biển.

Ka-32A11M – trực thăng chữa cháy với hệ thống phun nước ngang.

Ansat – trực thăng nhẹ đa dụng phục vụ chở khách, vận chuyển hàng hóa và cấp cứu y tế.

Nga trở lại sau 6 năm: Su-35 và Su-57 bị chặn ngay trên đường tới ĐNÁ – Diễn biến kịch tính tới phút chót - Ảnh 6.

Một số sản phẩm được Nga dự kiến giới thiệu tại LIMA. Ảnh: X

Trong lĩnh vực phòng không, Nga giới thiệu nhiều hệ thống tên lửa tiên tiến:

Tầm xa: Tổ hợp phòng không “Antey-4000”, tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách đến 400 km.

Tầm trung: S-350E “Vityaz” và “Viking”, chống mục tiêu khí động học và tên lửa đạn đạo trong tầm 120 km.

Tầm ngắn: “Pantsir-S1M” và MANPADS “Verba” – hiệu quả trong thử nghiệm và thực chiến, bảo vệ trước UAV, tên lửa hành trình, đạn phản lực.

Ngoài ra còn có các hệ thống tác chiến điện tử (EW) dùng để chế áp UAV và vũ khí chính xác cao.

Các thiết bị bay không người lái và vũ khí lượn như “Orlan-10E”, “Scat-350M”, “Kub-E” được giới thiệu như những giải pháp hiệu quả cho nhiệm vụ trinh sát và tấn công chính xác. Ví dụ:

Orlan-10E: giám sát 24/7, truyền dữ liệu thời gian thực ở khoảng cách đến 100 km.

Kub-E: tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách đến 60 km với độ chính xác cao.

Trong lĩnh vực hàng không dân dụng, UAC giới thiệu:

MC-21-310 – máy bay hành khách tiết kiệm nhiên liệu, tiện nghi, phù hợp với các hãng hàng không khu vực.

Be-200 – thủy phi cơ có thể chữa cháy, vận chuyển hàng hóa, thực hiện nhiệm vụ cứu hộ từ cả đất liền lẫn mặt nước.

Theo Aviation 21, LIMA 2025 là dịp quan trọng để Nga trình diễn công nghệ quốc phòng hiện đại và mở rộng hợp tác với các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương.

Những sản phẩm trong lĩnh vực hàng không và phòng không được kỳ vọng sẽ có tiềm năng xuất khẩu lớn, góp phần vào an ninh và phát triển kinh tế khu vực.

(Theo Twentytwo13, Malay Today, Aviation 21)

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan