Trang chủ Quốc tế Ankara triển khai S-400 tại căn cứ Tiyas của Syria để canh phòng F-35 Israel

Ankara triển khai S-400 tại căn cứ Tiyas của Syria để canh phòng F-35 Israel

bởi Admin
0 Lượt xem
- Ảnh 1.

.t1 { text-align: justify; }

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang chuẩn bị triển khai hệ thống tên lửa phòng không S-400 tại căn cứ không quân Tiyas của Syria, còn được gọi là T4, nằm trên đường cao tốc chiến lược giữa Homs và Palmyra.

Động thái này đánh dấu một giai đoạn mới trong quá trình mở rộng ảnh hưởng của Ankara tại Syria, nơi bản đồ quân sự – chính trị đã nhanh chóng được vẽ lại kể từ khi chế độ Bashar al-Assad sụp đổ vào tháng 12 năm 2024.

Cơ sở này trước đây là một trong những thành trì chính của lực lượng chính phủ, hiện đang nằm dưới sự kiểm soát của Thổ Nhĩ Kỳ, qua đó củng cố ảnh hưởng của nước này trong khu vực.

Căn cứ không quân Tiyas là yếu tố quan trọng trong cơ sở hạ tầng quân sự của Syria trong nhiều năm. Dưới thời chính quyền al-Assad, nơi này không chỉ đóng vai trò tiền đồn phòng thủ mà còn là mắt xích quan trọng trong cái gọi là “Lưỡi liềm Shiite” – một hành lang hậu cần nối liền Iran qua Iraq và Syria với Lebanon.

Vào năm 2017, căn cứ này đã bị các chiến binh Nhà nước Hồi giáo tấn công khi họ cố gắng đột nhập vào đây trong một cuộc phản công từ khu vực Palmyra, nhưng nỗ lực đã bị đẩy lùi.

Tiyas sau đó liên tục trở thành mục tiêu tấn công của Không quân Israel, lực lượng này đã thực hiện nhiều cuộc không kích từ lãnh thổ Lebanon, tránh xâm nhập trực tiếp vào không phận Syria. Những vụ bắn phá làm nổi bật tính dễ bị tổn thương của cơ sở này và tầm quan trọng chiến lược của nó.

- Ảnh 2.

Hệ thống phòng không S-400 sẽ bảo vệ vững chắc căn cứ T4 khỏi những cuộc tấn công của Israel?

Hiện nay Ankara – quốc gia đang tích cực giành quyền kiểm soát tài sản quân sự của Syria, đang đặt cược vào Tiyas như một địa điểm triển khai S-400. Hệ thống này được Thổ Nhĩ Kỳ mua từ Nga vào năm 2019 bất chấp sự phản đối của NATO, có thể thay đổi hoàn toàn cán cân quyền lực trong khu vực.

Tầm bắn của S-400 đạt tới 400 km, cho phép kiểm soát một phần đáng kể không phận Syria, cũng như các vùng lãnh thổ lân cận, bao gồm các khu vực mà lực lượng Israel và Mỹ hoạt động.

Việc triển khai S-400 sâu bên trong Syria chứng tỏ ý định của Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ nhằm củng cố vị thế của mình mà còn thách thức các bên khác đang tích cực can thiệp vào cuộc xung đột Syria.

Khả năng chuyển giao căn cứ không quân nằm dưới sự kiểm soát của Thổ Nhĩ Kỳ đã trở nên khả thi nhờ vào thỏa thuận với ban lãnh đạo mới của Syria, đứng đầu là thủ lĩnh Ahmed Sharaa của nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS).

Đầu năm 2025, Ankara và Damascus bắt đầu thảo luận về một hiệp ước phòng thủ chung bao gồm việc Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng các cơ sở quân sự trên đất Syria.

Theo tờ Middle East Eye, Tiyas được coi là trung tâm phòng không tiên tiến sẽ được trang bị không chỉ S-400 mà còn các hệ thống khác như Hisar của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như máy bay không người lái trinh sát – tấn công Akinci và Aksungur.

Điều này sẽ cho phép Ankara tạo ra một hệ thống phòng thủ nhiều lớp có khả năng chống lại nhiều mối đe dọa, từ máy bay cho đến tên lửa hành trình.

Các chuyên gia liên hệ động thái này với một số mục tiêu của Thổ Nhĩ Kỳ. Đầu tiên, việc triển khai S-400 nhằm mục đích ngăn chặn Israel, nước đã tăng cường không kích vào các mục tiêu tại Syria kể từ khi chính quyền cũ sụp đổ.

Vào tháng 3 năm 2025, Không quân Israel đã thực hiện một loạt trận oanh kích vào những mục tiêu quân sự ở khu vực Palmyra và T4, phá hủy phần còn lại của kho vũ khí thuộc chế độ cũ.

Ngoài ra Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm cách tăng cường cuộc chiến chống lại tàn dư của Nhà nước Hồi giáo, hiện vẫn đang hoạt động ở sa mạc Syria. Cuối cùng, Ankara đang gửi tín hiệu tới lực lượng dân quân YPG người Kurd ở Đông Bắc Syria, vốn bị Ankara coi là mối đe dọa an ninh do có quan hệ với Đảng Công nhân người Kurd.

Phản ứng quốc tế đối với kế hoạch của Thổ Nhĩ Kỳ rất trái chiều. Hoa Kỳ – quốc gia có mối quan hệ phức tạp với Ankara do việc mua S-400, cho đến nay chưa đưa ra bất kỳ tuyên bố gay gắt nào, nhưng vẫn tiếp tục đàm phán về khả năng Thổ Nhĩ Kỳ quay trở lại chương trình F-35 để đổi lấy việc vô hiệu hóa hệ thống này.

Đổi lại, Israel đã tăng cường hoạt động trinh sát trong khu vực vì lo ngại quyền tự do hành động của lực lượng không quân nước này sẽ bị hạn chế. Theo Reuters, vào tháng 4 năm 2025, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bắt đầu gửi thiết bị quân sự đến Tias, gây lo ngại ở Tel Aviv.

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan