Trang chủ Pháp luật Vụ kiện kỳ lạ sau 12 năm im lặng

Vụ kiện kỳ lạ sau 12 năm im lặng

bởi Admin
0 Lượt xem
image

Mới đây, vợ chồng ông Trần Văn Vĩ (SN 1958) đã có đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, yêu cầu hủy một phần bản án phúc thẩm mà TAND tỉnh Tiền Giang (cũ) tuyên hồi tháng 6-2025.

Tại bản án này, toà phúc thẩm đã “chia đôi lỗi” cho nguyên đơn và bị đơn. Song, ông Vĩ – bị đơn, cho rằng cách tính bồi thường thiệt hại mà tòa phúc thẩm áp dụng đối với họ chưa phù hợp.

Sau 12 năm mới xuất hiện đòi đất

Vụ án liên quan đến thỏa thuận chuyển nhượng 1.000 m2 đất nông nghiệp bằng “giấy tay” giữa bà L.T.T.L và con gái của bị đơn – chị T.T.T.Tr.

Theo đơn khởi kiện, bà L. cho biết vào tháng 2-2011, bà cùng chị Tr. lập văn bản thỏa thuận mua bán 1.000 m2 đất với giá 150 triệu đồng. Tuy nhiên, văn bản chỉ viết tay, không được công chứng, chứng thực hay đăng ký sang tên theo đúng quy định pháp luật. Người làm chứng là ông Trần Vĩnh Tân – anh trai chị Tr.

Đến cuối tháng 4-2023, sau hơn 12 năm, bà L. mới quay lại tìm gia đình bên bán, yêu cầu thực hiện giao đất theo thỏa thuận. Khi bị từ chối, bà L. khởi kiện người đang sử dụng đất là vợ chồng ông Trần Văn Vĩ (cha mẹ của chị Tr.) để đòi đất.

Bị đơn phản bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện. Theo họ, mảnh đất được tặng cho con gái từ năm 2007, nhưng từ đó đến nay, do vợ chồng ông trực tiếp quản lý, trồng cỏ, vì chị Tr. đi làm ăn xa. Suốt thời gian đó, bà L. hoàn toàn không có động thái nhận đất hay yêu cầu chuyển nhượng.

Họ cũng yêu cầu tuyên bố văn bản năm 2011 là vô hiệu, buộc bà L. trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hiện vẫn mang tên chị Tr.

Tại phiên toà sơ thẩm, vụ án xoay chuyển theo hướng bất ngờ từ lời khai của người làm chứng của giao dịch này.

Cụ thể, ông Tân tiết lộ văn bản “chuyển nhượng đất” thực chất là giấy thế chấp. Năm 2011 ông vay bà L. 150 triệu đồng (với lãi suất 10%/tháng, nhưng chỉ nhận thực tế 135 triệu đồng). Để làm tin, ông mượn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của chị Tr. và nhờ chị ký tên vào văn bản.

Theo ông Tân, giữa các bên đều hiểu rõ đây không phải giao dịch chuyển nhượng thực tế, bởi đất chưa đủ điều kiện pháp lý, chưa nộp xong nghĩa vụ tài chính và “giấy tay mua bán” không có công chứng, chứng thực theo quy định. Ông Tân đề xuất hoàn trả lại khoản tiền cho bà L. để chấm dứt tranh chấp.

Tòa sơ thẩm tuyên giao đất, tòa phúc thẩm bẻ lái

Tháng 11-2024, TAND TP Gò Công (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp) bất ngờ tuyên chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện, buộc vợ chồng ông Vĩ giao 1.000 m2 đất cho bà L.

Tuy nhiên, chỉ một tháng sau, VKSND tỉnh Tiền Giang kháng nghị theo hướng hủy án để điều tra lại, vì cho rằng bản án sơ thẩm bỏ sót nhiều chi tiết quan trọng và chưa làm rõ bản chất giao dịch.

Tại phiên phúc thẩm vào tháng 6-2025, TAND tỉnh Tiền Giang chấp nhận một phần kháng cáo, qua đó sửa bản án sơ thẩm.

HĐXX nhận định, “giấy tay” lập năm 2011 không đảm bảo hình thức, không có công chứng, chứng thực, không đăng ký sang tên nên giao dịch không đủ điều kiện pháp lý. Đồng thời, không có chứng cứ khách quan nào cho thấy đất đã được giao cho bà L. và cũng không có xác nhận từ vợ chồng ông Vĩ.

Tòa kết luận đây là giao dịch dân sự vô hiệu. Hậu quả pháp lý được xử lý theo Điều 131 Bộ luật Dân sự, các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, trách nhiệm hoàn trả (nếu có) thuộc về hàng thừa kế thứ nhất của người đã mất là vợ chồng ông Vĩ nhưng chỉ trong phạm vi di sản.

Cũng theo HĐXX, xét về lỗi, toà nhận thấy bà L. và chị Tr. đều có lỗi tương đương trong việc xác lập giao dịch trái quy định, nên mỗi bên phải chịu một phần trách nhiệm. Giá trị tài sản để hoàn trả sẽ tính theo giá thị trường hiện tại, tuy nhiên tại phiên tòa phúc thẩm, các đương sự không có yêu cầu cụ thể nên tòa chưa xác định giá trị thiệt hại cụ thể.

Sau bản án phúc thẩm, bị đơn đã gửi đơn đề nghị giám đốc thẩm.

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan