Trang chủ Nhịp sống mớiChuyện cuộc sống Bị đặt nghi vấn về hồ sơ trúng tuyển Stanford, nữ sinh Việt lên tiếng giải thích

Bị đặt nghi vấn về hồ sơ trúng tuyển Stanford, nữ sinh Việt lên tiếng giải thích

bởi Admin
0 Lượt xem

Mỗi khi có gương mặt học sinh nào đó của Việt Nam đỗ vào những trường đại học top đầu thế giới, phần lớn trong số họ đều sẽ nhận được sự chú ý ít nhiều từ netizen kèm lời khen ngợi ngưỡng mộ. Update trên MXH của các nhân vật như vậy cũng sẽ được quan tâm phần nào bởi không ít người muốn biết đời sống tại loạt ngôi trường nổi tiếng ra sao.

Trên nền tảng Threads thời gian trước, có một nữ sinh Việt cũng đã khiến netizen trầm trồ không ngớt khi trúng tuyển ngành Toán và Khoa học máy tính của Đại học Stanford (Mỹ) – ngôi trường danh giá hàng đầu với tỷ lệ chấp nhận đầu vào cực kỳ khắt khe. Tuy nhiên, những ngày gần đây, nữ sinh này bất ngờ vướng phải ồn ào không đáng có.

Cụ thể, nhiều tài khoản ẩn danh đã chia sẻ loạt bài viết đặt nghi vấn về quá trình ứng tuyển vào Stanford của Q.A (tên của nữ du học sinh), từ việc liệu cô có thực sự tự viết bài luận, đến độ xác thực của các hoạt động ngoại khóa và thành tích học tập từng được cô “flex” trước đó. Một số ý kiến cho rằng hồ sơ của Q.A có phần “phông bạt”, thiên về việc phô diễn các hoạt động ngoại khóa nổi bật nhằm che lấp sự thiếu vắng của những chỉ số học thuật quen thuộc như điểm SAT hay IELTS.

Đại học Stanford là ngôi trường danh giá thuộc nhóm Ivy League, với tỷ lệ chấp nhận đầu vào cực kỳ khắt khe.

Trước những hoài nghi về bản thân, tối ngày 12/5, nữ sinh Q.A – nhân vật chính trong câu chuyện, đã đăng tải một bài viết khá dài trên trang Threads cá nhân để làm rõ những thông tin đang tranh cãi. Trong bài viết của mình, Q.A giữ thái độ bình tĩnh, tập trung vào việc đưa ra bằng chứng cùng lời giải thích cho từng vấn đề cụ thể.

1. Bài luận

Theo chia sẻ của Q.A, việc cô được nhận vào Stanford là kết quả của quá trình nỗ lực học tập và phát triển bản thân kéo dài nhiều năm. Nữ sinh đã bắt đầu viết bài luận từ mùa hè năm lớp 11 và hoàn toàn tự viết từ những trải nghiệm, cảm xúc của bản thân. Q.A khẳng định cô không nhờ ai viết hộ, không sử dụng dịch vụ viết luận và luôn chủ động trong việc lên ý tưởng, biên tập và hoàn thiện bài viết.

2. Điểm số, học bạ

Đối với nghi vấn về thành tích học tập, đặc biệt là các bài thi AP (Advanced Placement (AP) là chương trình giáo dục dùng để đáng giá xét tuyển đại học và ngày càng phổ biến ở Mỹ), Q.A cho biết những điểm số này đều được thực hiện dưới sự giám sát nghiêm ngặt từ trường học. Mỗi bài thi đều yêu cầu xác minh danh tính qua chứng minh thư, có sự kiểm tra tại chỗ và được giám sát bằng hệ thống camera. Nữ sinh nhấm mạnh điểm số trong bài thi AP là do mình thực hiện và điểm AP không thể nhờ người khác làm hộ, cũng không thể khai gian.

3. Điểm SAT và IELTS

Ngoài ra, cô cũng cho biết bản thân không nộp điểm SAT hay IELTS, vì Stanford đã bỏ yêu cầu bắt buộc đối với những kỳ thi chuẩn hóa này trong nhiều năm gần đây. Nói rõ hơn, nữ sinh không cần nộp IELTS vì toàn bộ bậc THPT học trong môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh, bao gồm cả một kỳ trao đổi 1 trường nội trú ở Mỹ. Điều này minh chứng cho khả năng sử dụng ngoại ngữ của cô bạn.

Còn với điểm SAT, nữ sinh chủ động không nộp như một chiến lược trong quá trình xây dựng hồ sơ vì có nhiều điểm AP cao, những môn mình chứng tỏ rõ ràng chứng lực học thuật ở trình độ đại học và những điểm số đó phần nào đã thay thế vai trò mà SAT thường đảm nhiệm trong việc thể hiện trình độ học thuật.

“Điều này, hơn ai hết, chính ban tuyển sinh Stanford là người nắm rõ nhất”, nữ sinh nhấn mạnh.

4. Hoạt động ngoại khóa

Về hoạt động ngoại khóa – một trong những yếu tố quan trọng trong hồ sơ ứng tuyển đại học Mỹ, Q.A khẳng định rằng tất cả những dự án và hoạt động cô tham gia đều có thật và được thực hiện trong suốt những năm cấp ba. Nữ sinh cho biết mình đã đồng sáng lập một số dự án cộng đồng, tham gia tích cực trong các hoạt động nghệ thuật và thể thao, đồng thời có bằng chứng cụ thể như email xác nhận, thư giới thiệu và tài liệu minh chứng từ người cố vấn hoặc tổ chức đồng hành. Nữ sinh cho rằng những người đặt nghi vấn về tính xác thực của các hoạt động này có thể không nắm đủ thông tin về quá trình cô thực hiện.

Một điểm khác được cô làm rõ là thông tin từ các tài khoản nặc danh – những người tự nhận là bạn học cũ, người quen biết hoặc từng học chung với cô bạn. Theo Q.A, nhiều thông tin trong số đó là sai lệch, thậm chí hoàn toàn bịa đặt và được lan truyền theo hướng suy diễn cá nhân. Nữ sinh chia sẻ rằng có thể một phần lý do đến từ sự hiểu lầm hoặc khoảng cách trong giao tiếp giữa mình và những người này, nhất là khi học sinh tại các trường quốc tế thường không học chung lớp trong suốt nhiều năm liền.

Q.A cho biết lý do cô chọn lên tiếng là vì những thông tin sai lệch đang ảnh hưởng tiêu cực đến danh dự cá nhân và công sức nhiều năm nỗ lực của cô cũng như gia đình. Nữ sinh hy vọng rằng việc công khai phản hồi này có thể giúp dư luận hiểu rõ hơn về toàn bộ câu chuyện và tránh những đánh giá thiếu khách quan.

Nữ sinh Q.A đã lên tiếng chính thức.

Phần cuối bài viết, Q.A cũng đề cập đến khả năng sẽ làm việc với các bên liên quan để bảo vệ bản thân nếu những thông tin không đúng tiếp tục lan truyền. Tuy nhiên, cô vẫn bày tỏ mong muốn câu chuyện được kết thúc trong sự tôn trọng và văn minh, đồng thời kêu gọi mọi người thận trọng khi tiếp nhận và chia sẻ thông tin chưa được kiểm chứng.

“Mọi người thân mến, em vẫn còn trẻ, còn nhiều điều cần học và chắc chắn sẽ có lúc mắc sai lầm. Nhưng em luôn tin rằng, điều quan trọng là khi sai thì biết nhận và sửa. Em không hề bảo thủ và cố chấp, càng không bao giờ chọn cách trốn tránh hay bỏ ngoài tai những lời góp ý, vì em hiểu rằng đối diện với sự thật mới là cách để trưởng thành.

Nếu có điều gì không đúng thuộc về em, em sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu và thay đổi. Còn nếu đó là điều em không làm, em cũng sẽ nhẹ nhàng nhưng rõ ràng bảo vệ cho sự thật và những gì em nghĩ mình phải làm”, nữ sinh chia sẻ.

Bên dưới bài viết, nhiều bình luận thể hiện sự đồng cảm với áp lực mà nữ sinh đang phải đối diện. Phần đông netizen cho rằng, dù có thể vẫn còn ý kiến tranh cãi xung quanh cách xây dựng hồ sơ hay mức độ “truyền thông” của nữ sinh, thì thành tích đỗ vào Stanford của cô vẫn là một cột mốc không thể phủ nhận. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt với tỷ lệ trúng tuyển thuộc hàng thấp nhất thế giới, việc nhận được thư báo đỗ từ Stanford cho thấy Q.A hẳn đã có những yếu tố nổi bật và một quá trình nỗ lực bền bỉ mà không phải ai cũng làm được.

Một số người cũng cho rằng, việc đưa ra phản hồi rõ ràng và có bằng chứng cụ thể phần nào thể hiện sự nghiêm túc và trách nhiệm của nữ sinh trước dư luận. Câu chuyện có thể vẫn còn những dấu hỏi, nhưng không ít ý kiến bày tỏ mong muốn sự việc sẽ sớm khép lại trong sự tôn trọng, để nhân vật chính tiếp tục hành trình của mình trong môi trường học thuật mà cô đã chọn.

Tổng hợp

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan