Trang chủ Kinh doanh USD bất ngờ suy yếu khiến cả thế giới ‘đứng ngồi không yên’: Hàng loạt nền kinh tế lớn bị ảnh hưởng, có thể phải hạ lãi suất khẩn cấp

USD bất ngờ suy yếu khiến cả thế giới ‘đứng ngồi không yên’: Hàng loạt nền kinh tế lớn bị ảnh hưởng, có thể phải hạ lãi suất khẩn cấp

bởi Admin
0 Lượt xem

Đối với các nhà buôn của nước ngoài đối với mọi loại hàng hoá, như ô tô, rượu cognac, vải tweed Scotland, thì việc đồng USD trượt giá là “đòn giáng kép” vốn đã chịu ảnh hưởng từ thuế quan mới. Đối với các ngân hàng trung ương, việc đồng nội tệ của họ tăng giá nhanh lại tạo ra áp lực phải cắt giảm lãi suất mạnh hơn.

Đồng bạc xanh tiếp tục rớt giá, chạm mức thấp mới so với đồng euro, bảng Anh, yên Nhật và franc Thuỵ Sĩ trong ngày 16/4. Diễn biến này được coi là một sự kiện lịch sử. Chỉ số ICE U.S. Dollar, thước đo đồng USD so với một rổ tiền tệ, giảm 8% trong năm nay, ghi nhận khởi đầu năm tệ nhất kể từ năm 1995.

Do vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại và tài chính toàn cầu, nên sự biến động của đồng USD sẽ tác động đáng kể đến nền kinh tế toàn cầu. Đồng USD yếu khiến lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp đa quốc gia sụt giảm nếu chuyển đổi sang euro hoặc yên. Hơn nữa, hàng hoá cũng đắt hơn với người tiêu dùng Mỹ.

Ví dụ, Toyota dự kiến sẽ chịu ảnh hưởng đáng kể, do đồng yên tăng giá, hiện ở khoảng 143 đổi 1 USD so với mức 157 hồi đầu năm. Trong nhiều năm, đồng yên yếu đã thúc đẩy lợi nhuận của Toyota và các nhà xuất khẩu lớn khác của Nhật Bản.

Theo UBS, tại châu Âu, đồng USD biến động có thể khiến kết quả kinh doanh của các công ty lớn như Prada và LMVM sụt giảm, các công ty đồ uống như Campari và Pernod Ricard cũng đối diện với rủi ro tương tự.

Mới đây, Deutsche Bank đã cắt giảm dự báo thu nhập của các công ty trong chỉ số Stoxx Europe 600 từ 6% xuống 4%, do nhu cầu suy yếu và đồng euro mạnh. Ngân hàng này cảnh báo có thể cắt giảm thêm một phần trăm đối với dự báo tăng trưởng nếu đồng euro vẫn ở mức hiện tại.

Trong khi đó, việc đồng USD suy yếu khiến nhiều người bất ngờ. Về mặt lý thuyết, các loại tiền tệ thường giảm giá khi nền kinh tế bị áp thuế, giúp hàng hoá rẻ hơn để bù đắp ảnh hưởng từ thuế.

Dẫu vậy, giới đầu tư lại có phản ứng ngược lại với chính sách thương mại của Tổng thống Trump khi bán tháo tài sản Mỹ. Họ ngừng giao dịch các khoản đặt cược lớn trong những năm gần đây với kỳ vọng kinh tế Mỹ mạnh hơn so với phần còn lại của thế giới. Khi bán tài sản Mỹ, nhà đầu tư chuyển sang nắm giữ tiền mặt và đẩy giá trị USD lên cao.

Việc đồng bạc xanh trượt giá đã làm dấy lên những câu hỏi về rủi ro với với tăng trưởng kinh tế Mỹ và liệu đồng tiền này còn là nơi trú ẩn an toàn trong thời kỳ biến động hay không. Song, ông Trump lại ủng hộ việc đồng USD suy yếu, vì đồng USD mạnh làm giảm khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất Mỹ.

Các đồng tiền tệ khác mạnh hơn có thể sẽ gây sức ép lên mức tăng trưởng vốn đã yếu ớt ở Châu Âu, Vương quốc Anh và Nhật Bản. Ngoài ra, diễn biến này cũng có thể dẫn đến việc khách du lịch Mỹ chi tiêu ít hơn.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK) đều dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất ở mức 0,25% vào thứ Năm.

Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ sẽ họp vào tháng 6, nhưng một số nhà đầu tư tin rằng động thái cắt lãi suất khẩn cấp có thể đưa ra để hạ giá đồng franc. Đồng franc đã tăng hơn 10% trong năm nay so với đồng USD, làm dấy lên nỗi lo ngại rằng nước này sẽ phải đối mặt với tình trạng giảm phát, đồng thời khiến các mặt hàng xuất khẩu đặc trưng như đồng hồ và máy móc có độ chính xác cao trở nên đắt đỏ hơn.

BOJ đã tạm dừng lộ trình tăng lãi suất vào tháng 3 và các nhà đầu tư đã cắt giảm các khoản cược vào việc tăng lãi suất trong tương lai. Thống đốc BOK Kazuo Ueda cho biết thuế quan sắp tạo ra “kịch bản xấu” có thể khiến ngân hàng trung ương phải đưa ra phản ứng.

Trong khi đó, Trung Quốc đã điều chỉnh tỷ giá tham chiếu của đồng nhân dân tệ xuống mức gần thấp nhất so với USD trong nhiều năm.

Tham khảo WSJ

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan