Nội dung chính
“Vàng trắng” của Campuchia
Ngành cao su đã và đang giữ vị thế trọng yếu trong nền kinh tế Campuchia, liên tục nằm trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của quốc gia này.
Sự phát triển mạnh mẽ của “vàng trắng” Campuchia không chỉ đến từ tiềm năng tự nhiên mà còn có dấu ấn sâu sắc từ hoạt động đầu tư và phát triển của các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là Việt Nam.
Năm 2024, quốc gia này thu về 700 triệu USD nhờ xuất khẩu các sản phẩm từ cao su.
Báo cáo của Tổng cục Cao su (thuộc Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia), trong 4 tháng đầu năm 2025, Campuchia cũng đã thu về gần 150 triệu USD từ xuất khẩu mủ cao su và gỗ cao su, cho thấy đà tăng trưởng và tầm quan trọng của ngành này.
Giá cao su trung bình xuất khẩu của Campuchia trong tháng 1/2025 đạt 1.933 USD/tấn, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước theo Mekong ASEAN.

Giá trị xuất khẩu từ cao su của Campuchia đạt con số ấn tượng. Nguồn ảnh: Tiền Phong
Thị trường xuất khẩu cao su của Campuchia rất đa dạng, bao gồm các đối tác lớn như Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Singapore, Ấn Độ và Liên minh châu Âu (EU), cho thấy khả năng tiếp cận thị trường rộng lớn và bền vững của cao su Campuchia.
Đặc biệt, xuất khẩu cao su của Campuchia đã thể hiện xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ từ nửa cuối năm 2022 và tiếp tục trong năm 2023, đầu năm 2024, bất chấp nhu cầu cao su toàn cầu có xu hướng giảm.
Một yếu tố mới đang ảnh hưởng đến ngành cao su Campuchia là sự gia tăng của các nhà máy sản xuất lốp xe trong nước. Sự phát triển này đang tạo ra nhu cầu lớn về cao su nguyên liệu tại chỗ, mở ra cơ hội phát triển ngành công nghiệp chế biến sâu giá trị gia tăng cao.
Thủ phủ cao su của Campuchia
Hiện tại, tổng diện tích cao su của Campuchia đạt khoảng 425.443 ha. Trong đó, khoảng 330.259 ha (chiếm 78%) là diện tích cao su đã đi vào khai thác, và 95.184 ha (chiếm 22%) là diện tích đang chăm sóc (số liệu tháng 1/2025 theo Mekong ASEAN).
Kampong Thom được xem là tỉnh sản xuất cao su hàng đầu ở Campuchia, chiếm khoảng 15,4% tổng diện tích cao su của cả nước. Đây cũng là nơi mà Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) và các đơn vị trực thuộc đã đầu tư và phát triển mạnh mẽ, góp phần biến Kampong Thom thành “thủ phủ cao su” của Campuchia.
Ngoài Kampong Thom, các tỉnh khác cũng có diện tích trồng cao su đáng kể bao gồm: Mondulkiri (chiếm 8,4% tổng diện tích), Stung Treng (chiếm 4,2%). Các tỉnh khác nơi VRG có dự án đầu tư: Kampong Cham, Siem Reap, Preah Vihear, Ratanakiri, Kratie.Dấu ấn của Việt Nam.

Cao su đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu của Campuchia, mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước.
Dấu ấn của doanh nghiệp Việt tại thủ phủ cao su Campuchia
Các công ty thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) hiện có 16 công ty, đang quản lý khoảng gần 90.000 ha cao su tại Campuchia, trải dài trên 7 tỉnh.
Theo VOV, riêng khu vực tỉnh Kampong Thom và lân cận, có 8 công ty thuộc VRG, với tổng diện tích trồng cao su là hơn 52.000 hecta. Hiện tại 100% diện tích cao su đã đưa vào khai thác, tạo công ăn việc làm cho hơn 12.500 lao động địa phương với mức thu nhập cao và ổn định. Tiền lương bình quân của người lao động tăng liên tục, đạt 9,5 triệu đồng/người/tháng vào năm 2025.
Trung bình mỗi năm cụm doanh nghiệp cao su Việt Nam tại Kampong Thom hoạch trên 90 tấn mủ cao su, đóng góp đến 20% sản lượng cao su khai thác của Campuchia.

Rừng cao su xanh bạt ngàn của doanh nghiệp Việt trên đất bạn Campuchia.
Ở chiều ngược lại, xét về thị trường, Campuchia đang là nhà cung cấp cao su lớn nhất của Việt Nam với hơn 309 nghìn tấn, trị giá hơn 424 triệu USD, giảm nhẹ 3% về lượng nhưng tăng 16% về trị giá so với 6 tháng năm 2024. Giá nhập khẩu bình quân đạt 1.374 USD/tấn, tăng 20% so với nửa đầu năm 2024 – Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Cục Hải quan.
Về ngành cao su, nhập khẩu về Việt Nam cũng tăng mạnh, lũy kế trong nửa đầu năm 2025, nước ta đã mua hơn 838 nghìn tấn cao su, trị giá hơn 1,4 tỷ USD, tăng 6,6% về lượng và tăng mạnh 20,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024.
Đọc bài gốc tại đây.