Trang chủ Kinh doanhThị trường Nghỉ hưu năm 2025, đóng BHXH đủ 23 năm, lương hưu mỗi tháng được nhận bao nhiêu?

Nghỉ hưu năm 2025, đóng BHXH đủ 23 năm, lương hưu mỗi tháng được nhận bao nhiêu?

bởi Admin
0 Lượt xem
Nghỉ hưu năm 2025, đóng BHXH đủ 23 năm, lương hưu mỗi tháng được nhận bao nhiêu? - Ảnh 1.

Theo đó, đối với lao động nữ, mức lương hưu hàng tháng bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 của Luật này tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

Đối với lao động nam, mức lương hưu hàng tháng bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 của Luật này tương ứng 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

Trường hợp lao động nam có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, mức lương hưu hằng tháng bằng 40% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 của Luật này tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 1%.

Nghĩa là, thay vì chỉ có lao động nữ có thời gian đóng BHXH bắt buộc từ đủ 15 năm mới được hưởng lương hưu theo quy định Luật BHXH 2014, thì từ 1/7/2025, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 đã bổ sung thêm cách tính mức hưởng lương hưu với lao động nam có thời gian tham gia BHXH từ 15 năm đến dưới 20 năm.

Căn cứ Điều 66, Điều 72 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì mức lương hưu hằng tháng đối với người đóng BHXH bắt buộc được tính theo công thức sau đây:

Mức lương hưu hằng tháng = (Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng) x (Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH)

Trong đó, người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của số năm đóng BHXH trước khi nghỉ hưu như sau:

– Thời gian tham gia BHXH trước ngày 1/1/1995: Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được tính trên bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

– Thời gian tham gia BHXH từ ngày 1/1/1995 – 1/1/2000: Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được tính trên bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

– Thời gian tham gia BHXH từ ngày 1/1/2001 – 31/12/2006: Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được tính trên bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 8 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

– Thời gian tham gia BHXH từ ngày 1/1/2007 – 31/12/2015: Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được tính trên bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Như vậy, lao động nữ nghỉ hưu năm 2025, nếu đóng đủ 23 năm BHXH sẽ nhận được lương hưu với tỷ lệ 61% tiền lương tháng đóng BHXH.

Đối với lao động nam , nếu đóng đủ 23 năm BHXH sẽ nhận được lương hưu với tỷ lệ 51% tiền lương tháng đóng BHXH.

Hồ sơ đề nghị hưởng lương hưu thay đổi ra sao từ tháng 7?

Căn cứ Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định hồ sơ đề nghị hưởng lương hưu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

Đối với người đang tham gia BHXH bắt buộc

– Sổ bảo hiểm xã hội;

– Bản chính hoặc bản sao văn bản xác định việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc văn bản chấm dứt làm việc hoặc văn bản đề nghị của đối tượng sau:

+ Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác;

+ Vợ hoặc chồng không hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cử đi công tác nhiệm kỳ cùng thành viên cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được hưởng chế độ sinh hoạt phí;

+ Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh tham gia theo quy định của Chính phủ;

+ Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã không hưởng tiền lương.

Đối với người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc:

– Sổ bảo hiểm xã hội;

– Văn bản đề nghị của người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Đối với trường hợp hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động :

Ngoài hồ sơ như đối với người đang tham gia BHXH bắt buộc thì có thêm:

– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa hoặc

– Bản sao giấy xác nhận mức độ khuyết tật nặng, đặc biệt nặng có thể hiện kết luận của Hội đồng giám định y khoa ghi rõ tỷ lệ phần trăm suy giảm khả năng lao động.

Đối với trường hợp đề nghị hưởng lương hưu theo diện người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao:

Ngoài hồ sơ như đối với người đang tham gia BHXH bắt buộc thì có thêm bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan