Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm nay đang trên đà phục hồi mạnh mẽ, với GDP tăng trưởng 7,52%, mức cao nhất kể từ năm 2011. Với vai trò huyết mạch của nền kinh tế, ngành Ngân hàng cũng ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng toàn ngành khoảng 9,9% so với đầu năm. Đó là mức tăng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Bắt nhịp với xu hướng tăng trưởng chung, hoạt động kinh doanh củaNgân hàng Lộc Phát (LPBank) trong 6 tháng qua cũng ghi nhận nhiều tín hiệu khả quan. Cụ thể, LPBank đạt lợi nhuận trước thuế 6.164 tỷ đồng, hoàn thành 41,5% kế hoạch năm. Tổng thu nhập hoạt động trong 6 tháng đầu năm đạt 9.601 tỷ đồng, trong đó thu ngoài lãi chiếm 27%, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước. Cơ cấu thu nhập này cho thấy nỗ lực của ngân hàng LPBank trong việc đa dạng hóa nguồn thu, giảm phụ thuộc vào hoạt động tín dụng truyền thống và phù hợp với định hướng phát triển bền vững.

Lợi nhận trước thuế trong 6 tháng đầu năm 2025 của LPBank đạt gần 6.200 tỷ đồng.
Theo các chuyên gia tài chính, trong bối cảnh mặt bằng lãi suất duy trì ổn định, những ngân hàng có tỷ trọng thu nhập ngoài lãi cao sẽ có lợi thế cạnh tranh rõ nét, nhất là trong việc ổn định lợi nhuận và kiểm soát rủi ro tín dụng.
Về quy mô, dư nợ tín dụng của ngân hàng do ông Nguyễn Đức Thụy làm chủ tịch đạt 368.727 tỷ đồng, tăng 11,2% so với đầu năm. Đây là mức tăng này cao hơn đáng kể so với mức tăng trưởng chung của toàn ngành, từ đó cho thấy nỗ lực của LPBank trong việc mở rộng cung ứng vốn ra thị trường, đặc biệt là mảng bán lẻ. Tổng tài sản của LPBank tăng 16% so với cùng kỳ, đạt 513.613 tỷ đồng.
LPBank duy trì hoạt động hiệu quả và kiểm soát rủi ro chặt chẽ
Trong bức tranh tài chính của LPBank, hiệu quả hoạt động và năng lực quản trị rủi ro tiếp tục là điểm sáng. Theo báo cáo tài chính bán niên của ngân hàng này, tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) được duy trì ở mức 28,92%, thấp hơn mặt bằng chung thị trường. Kết quả này cho thấy LPBank đang kiểm soát tốt chi phí vận hành, cho phép ngân hàng tự tin tái đầu tư vào công nghệ và các dự án chiến lược mà không gây áp lực lên lợi nhuận.
Đáng chú ý, chỉ số ROE đạt 23,67% và ROA đạt 1,95%, cao hơn mức trung bình toàn ngành. Những con số này cho thấy khả năng tối ưu hóa nguồn lực và kiểm soát rủi ro hiệu quả củaLPBank, đồng thời phản ánh chiến lược tăng trưởng bền vững, tập trung vào chất lượng tài sản và hiệu quả vận hành. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu cũng được LPBank được kiểm soát ở mức 1,74%, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
Trong quý II/2025, LPBank đã tiến hành chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt tỷ lệ 25% theo phương án đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 thông qua. Tổng số tiền chi trả cổ tức trong đợt này lên tới 7.468 tỷ đồng. Đây là mức cao nhất trong toàn ngành ngân hàng hiện nay.
Trong 6 tháng đầu năm 2025, LPBank không ngừng cải tiến dịch vụ và ra mắt các sản phẩm đột phá như LPBank Priority, Sinh lời Lộc Phát 2.0, thẻ tín dụng cao cấp LPBank Visa Signature, dịch vụ LPBank Private Lounge… dành cho khách hàng cá nhân và Combo tài khoản vạn năng, Cho vay siêu nhanh, Tài trợ xuất nhập khẩu… dành cho khách hàng doanh nghiệp. Những bước đi này không chỉ giúp mở rộng thị phần mà còn nâng tầm thương hiệu của LPBank trong tâm trí khách hàng.

LPBank vừa được xếp hạng là ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất Việt Nam (theo S&P Global). Ảnh: LPBank
Đặc biệt, vào ngày 23/6, S&P Global đã xếp hạng LPBank là ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất Việt Nam và Top 3 ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất khu vực Đông Nam Á dựa trên kết quả kinh doanh năm 2024. Trong nước, LPBank cũng góp mặt trong Top 10 Ngân hàng TMCP Tư nhân uy tín năm 2025 do Vietnam Report công bố…
Đọc bài gốc tại đây.