Trang chủ Kinh doanhKinh tế quốc tế Nhật Bản cảnh báo về siêu động đất có thể giết chết gần 300.000 người

Nhật Bản cảnh báo về siêu động đất có thể giết chết gần 300.000 người

bởi Admin
0 Lượt xem

Theo ước tính đã được điều chỉnh của lực lượng đặc nhiệm ứng phó động đất của chính phủ Nhật Bản công bố ngày 31/3, có tới 298.000 người ở đất nước Mặt trời mọc có thể tử vong trong trận động đất lớn xảy ra ở rãnh Nankai, với những nỗ lực đã cố gắng giảm thiểu thiệt hại khoảng 10% so với ước tính trước đó vào năm 2012.

Tuy nhiên, con số này vẫn chưa đạt được mục tiêu đặt ra là giảm số người tử vong khoảng 80%, được nêu trong kế hoạch cơ bản năm 2014 của chính phủ về phòng ngừa thảm họa, trong đó nhấn mạnh nhu cầu phải điều chỉnh các chiến lược sơ tán và cải thiện cơ sở hạ tầng.

Rãnh Nankai là vùng hút chìm dài khoảng 700 km, nơi mảng Á-Âu va chạm với mảng biển Philippines, khiến nó trượt xuống dưới và chìm vào lớp phủ của Trái Đất. Vùng hút chìm thường tạo ra những trận động đất mạnh 8-9 độ.

Theo các nhà khoa học Nhật Bản, vành đai lửa Thái Bình Dương là nơi tập trung nhiều vùng hút chìm. Rãnh Nankai có nhiều đoạn, nhưng nếu chúng bị trượt cùng lúc có thể tạo ra trận động đất lên tới 9,1 độ.

Trong báo cáo mới nhất, lực lượng đặc nhiệm ứng phó động đất của chính phủ dự đoán số người phải sơ tán sẽ tăng từ ước tính trước đó vào năm 2012 là 9,5 triệu lên 12,3 triệu người, tương đương với khoảng 10% dân số Nhật Bản.

Tổng cộng 764 thành phố trên 31 trong số 47 tỉnh của Nhật Bản sẽ phải hứng chịu rung lắc ít nhất là cấp 6 – thấp hơn trên thang cường độ địa chấn Nhật Bản là cấp 7, hoặc sóng thần cao ít nhất 3m.

Nhật Bản cảnh báo về siêu động đất có thể giết chết gần 300.000 người - Ảnh 2.

Trận động đất với cường độ 7,6 độ đã rung chuyển và tàn phá khu vực miền trung Nhật Bản vào ngày 1/1/2024. (Ảnh: NBC)

Trong khi thiệt hại kinh tế dự kiến lên tới 270 nghìn tỷ Yên, tăng so với ước tính trước đó là 214 nghìn tỷ Yên, số lượng các tòa nhà dự kiến bị phá hủy hoàn toàn đã giảm nhẹ xuống còn 2,35 triệu, nhờ những cải thiện trong việc cải tạo chống động đất cho nhà ở.

Theo báo cáo, 215.000 trong số 298.000 ca tử vong dự kiến sẽ là do sóng thần, dựa trên giả định rằng chỉ có 20% người dân sẽ sơ tán ngay lập tức.

Việc tăng tỷ lệ sơ tán lên 70% có thể giảm số người chết vì sóng thần xuống còn 94.000, điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sơ tán nhanh chóng.

Khu vực dự kiến sẽ bị ngập lụt ít nhất 30cm đã tăng 30% so với ước tính trước đó do những tiến bộ trong phân tích dữ liệu địa hình.

Tổng số người chết dự kiến sẽ không giảm đáng kể mặc dù có đê chắn sóng và các cơ sở sơ tán sóng thần.

Trong số các kịch bản dự kiến, thảm họa chết người nhất liên quan đến trận động đất mạnh 9 độ, có thể sẽ xảy ra vào một đêm mùa đông, với thiệt hại nghiêm trọng tập trung ở khu vực Tokai.

Trong trường hợp này, số người chết ước tính theo tỉnh sẽ cao nhất ở Shizuoka là 101.000, tiếp theo là Miyazaki là 33.000 và Mie là 29.000.

Ngoài số người chết trực tiếp ước tính là 298.000, chính phủ Nhật Bản cũng lần đầu tiên dự kiến từ 26.000 đến 52.000 “ca tử vong liên quan đến thảm họa” do các tình huống như tình trạng sức khỏe xấu đi tại các nơi trú ẩn sơ tán.

Nhật Bản cảnh báo về siêu động đất có thể giết chết gần 300.000 người - Ảnh 3.

Một trung tâm sơ tán trong thảm họa động đất tại Nhật Bản vào tháng 4/2011. (Ảnh: Japan TImes)

Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ sửa đổi kế hoạch phòng chống thảm họa của mình để chỉ định các khu vực ưu tiên bổ sung dựa trên các vùng nguy cơ lũ lụt mở rộng, cũng như xây dựng một kế hoạch phục hồi quốc gia mới cho năm tài chính 2026 đến 2030 để đẩy nhanh quá trình phát triển cơ sở hạ tầng.

Kinh nghiệm xây nhà chống động đất

Sự kiện tòa nhà cao 33 tầng tại thủ đô Bangkok, Thái Lan đổ sập hoàn toàn do ảnh hưởng từ rung chấn của trận động đất 7,7 độ từ Myanmar vào trưa ngày 28/3/2025 – đã trở thành nỗi kinh hoàng khiến nhiều người lo sợ nguy cơ sống trong các tòa cao ốc khi xảy ra thảm họa động đất.

Nhật Bản cảnh báo về siêu động đất có thể giết chết gần 300.000 người - Ảnh 4.

Tòa nhà 33 tầng tại thủ đô Bangkok, Thái Lan đổ sập hoàn toàn do động đất, ngày 28/3/2025. (Ảnh: Instagram)

Ở những nước như Nhật Bản, nơi thường xuyên phải đối mặt với động đất, nhiều quy tắc bổ sung đã được đưa ra để đảm bảo các tòa nhà có thể chịu đựng được thảm họa này. Điều này đang trở thành một bài học kinh nghiệm hữu ích cho các nhà quy hoạch và quản lý cơ sở hạ tầng tại các quốc gia.

Theo kinh nghiệm, các tòa nhà thường được lắp đặt hệ thống “cách ly nền” để tách tòa nhà khỏi nền móng thông qua việc sử dụng lò xo hoặc thanh trượt. Như vậy, khi động đất xảy ra, chuyển động sẽ không gây áp lực lên kết cấu của tòa nhà. Hệ thống này được áp dụng phổ biến ở Nhật Bản, nơi các công trình được dựng trên bộ giảm xóc, chẳng hạn như các khối cao su dày, để giúp chúng ổn định trong thời gian xảy ra động đất.

Nhật Bản cảnh báo về siêu động đất có thể giết chết gần 300.000 người - Ảnh 5.

Nhật Bản sở hữu công nghệ, kỹ thuật xây nhà phòng chống động đất hiệu quả. (Ảnh minh họa: e-housing)

Nhật Bản cảnh báo về siêu động đất có thể giết chết gần 300.000 người - Ảnh 6.

Nhật Bản nổi tiếng với các tòa nhà chống động đất, được thiết kế để chịu được sự rung lắc do động đất gây ra. Trong ảnh là hệ thống cách ly nền móng được ứng dụng cho một tòa nhà. (Ảnh: Getty Images)

Sau trận động đất Kobe năm 1995 khiến hơn 6.000 người thiệt mạng, Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu sâu rộng để giúp cho các tòa nhà có khả năng chống chịu động đất, bao gồm cả việc cải tạo các công trình cũ.

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan