Trang chủ Kinh doanhKinh tế quốc tế Mỹ áp thuế hơn 180 nền kinh tế, vì sao một đồng tiền ở châu Á bật tăng?

Mỹ áp thuế hơn 180 nền kinh tế, vì sao một đồng tiền ở châu Á bật tăng?

bởi Admin
0 Lượt xem

Vào 16h ngày 2/4 (theo giờ Mỹ),



Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế nhập khẩu đối ứng với hơn 180 đối tác thương mại.



Cụ thể, khoảng một nửa số nền kinh tế trên thế giới sẽ chịu mức thuế chung là 10%, có hiệu lực từ ngày 5/4. Trong khi đó, những đối tác thương mại lớn của Mỹ sẽ chịu mức thuế cao hơn lên tới 50% và bắt đầu áp dụng từ 9/4.

Tuy nhiên, một số sản phẩm của các quốc gia sẽ không phải chịu thuế đối ứng của Mỹ, chẳng hạn như nhôm, thép, xe hơi, phụ tùng xe hơi vì đã bị Mỹ áp thuế 25% trước đó. Tương tự, vàng, đồng, sản phẩm bán dẫn, gỗ, dược phẩm, một số loại năng lượng và khoáng sản không có ở Mỹ cũng không phải tuân thủ thuế đối ứng.

Ngay sau khi Tổng thống Trump thông báo về thuế đối ứng, thị trường tài chính có nhiều thay đổi khi các nhà đầu tư lo ngại về các tác động tiêu cực của chính sách này đến chuỗi cung ứng cũng như tăng trưởng toàn cầu. Thị trường tài chính đã bị chấn động vì thông báo của áp thuế của Mỹ. Giá cổ phiếu tương lai của Mỹ đã giảm tới 3% trong sáng nay và thị trường Tokyo dẫn đầu mức lỗ ở châu Á. Ngoài ra, giá dầu cũng giảm hơn 2 USD/thùng và bitcoin giảm 4,4%.

Vì sao đồng yên Nhật tăng?

Mỹ áp thuế hơn 180 nền kinh tế, vì sao một đồng tiền ở châu Á bật tăng? - Ảnh 1.


Đồng yên Nhật tăng giá sau khi Mỹ công bố áp thuế đối ứng với 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ảnh: Yahoo

Ông Kyle Rodda, chuyên gia phân tích thị trường tài chính tại Capital.com, nhận định rằng: “Thị trường hiện đang rơi vào trạng thái tránh rủi ro và tính đến khả năng suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Câu hỏi đặt ra lúc này là liệu những đối tác thương mại có thể đàm phán lại các mức thuế này hay không”.

Ngoài ra, đáng chú ý là việc Mỹ công bố áp thuế đối ứng đã gây ra biến động mạnh trên thị trường tiền tệ. Theo đó, những đồng tiền dễ nhạy cảm với rủi ro như đô la Úc, đô la New Zealand lao dốc, khi lần lượt giảm 0,5% xuống 0,6268 USD và 0,26% xuống 0,5730 USD. Trong khi đó, những tài sản an toàn như đồng yên Nhật và đồng franc Thụy Sĩ lại tăng giá mạnh.



Đồng yên tăng gần 1% lên 147,99 JPY/USD



và franc Thụy Sĩ cũng tăng giá khi giao dịch ở mức 0,8787 CHF/USD.

Ông John Hardy, chuyên gia kinh tế vĩ mô tại Saxo Bank, nhận định rằng, khi thị trường hoảng loạn, đồng yên Nhật chắc chắn là một lựa chọn hàng đầu. Bên cạnh đó, trái phiếu Chính phủ Mỹ, nhất là các kỳ hạn ngắn cũng có thể là một kênh trú ẩn an toàn.

Tương tự, đồng euro cũng có phản ứng tích cực sau khi Mỹ công bố mức thuế mới. Đồng Euro đã tăng 0,43% lên 1,0875 USD trong phiên giao dịch châu Á. Đồng bảng Anh cũng tăng lên 0,28% lên 1,3047 USD.

Lý giải về đồng euro tăng, ông Rodrigo Catril, chuyên gia chiến lược tiền tệ tại Ngân hàng Quốc gia Úc, cho biết phản ứng của đồng tiền này là do châu Âu đang tập trung vào việc bảo vệ nền kinh tế khỏi tác động từ thuế do Mỹ công bố, thay vì nhanh chóng tìm cách trả đũa. Vì vậy, thị trường đánh giá cao về cách tiếp cận bình tĩnh và có tính toán của châu Âu.

Ở chiều ngược lại, đồng NDT của Trung Quốc lại chạm mức thấp nhất trong 1 tháng nay, ngay sau thông báo áp thuế của Mỹ.

Trước những tác động tiêu cực của thuế quan lên nền kinh tế, nhà đầu tư gia tăng kỳ vọng rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất ít nhất 3 lần trong năm 2025. Thậm chí, một số dự báo còn cho rằng Fed có thể thực hiện 4 lần cắt giảm trước khi năm 2025 kết thúc.

Bài tham khảo nguồn:



Reuters, Investing, CNBC

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan