Trang chủ Kinh doanhBất động sản Một sân bay Việt Nam xuất hiện nứt nẻ trên đường băng

Một sân bay Việt Nam xuất hiện nứt nẻ trên đường băng

bởi Admin
0 Lượt xem
Một sân bay Việt Nam xuất hiện nứt nẻ trên đường băng - Ảnh 1.

Ông Phạm Anh Tuấn, chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, nói với báo Tuổi Trẻ đường cất hạ cánh bê tông xi măng tại sân bay Phù Cát đã khai thác khoảng 60 năm, vượt gấp 3 lần tuổi thọ thiết kế, sức chịu tải thấp. Hiện nay hầu hết các tấm bê tông đã bị nứt, nguy cơ phát sinh mảnh vỡ gây mất an toàn khai thác.

Việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh buộc phải đóng cửa sân bay trong thời gian dài, không dưới 6 tháng. Không đảm bảo tính sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị quân đội và ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch, phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Do đó, việc đầu tư xây dựng đường cất hạ cánh số 2 sẽ đảm bảo hoạt động ổn định, liên tục trong hoạt động hàng không dân dụng và mục đích quân sự. Tỉnh Bình Định đang khẩn trương triển khai các thủ tục liên quan để phấn đấu khởi công dự án vào ngày 19/8 tới.

Mới đây, Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định đã thông qua tờ trình bố trí 1.746 tỷ đồng cho dự án đầu tư xây dựng đường cất hạ cánh số 2 và các công trình đồng bộ tại sân bay Phù Cát.

Theo quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án xây dựng đường cất hạ cánh số 2, và các công trình đồng bộ tại khu bay cảng hàng không Phù Cát có tổng mức đầu tư 3.246 tỷ đồng, huy động từ nguồn vốn địa phương và nguồn tăng thu ngân sách trung ương.

Trong đó, nguồn tăng thu ngân sách trung ương là 1.500 tỷ đồng, phần còn lại 1.746 tỷ đồng từ ngân sách địa phương vừa được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.

Một sân bay Việt Nam xuất hiện nứt nẻ trên đường băng - Ảnh 2.

Dự án được giao cho Ban Quản lý dự án giao thông tỉnh thực hiện, thời gian đầu tư từ 2025-2028.

Dự án được đầu tư với mục đích đảm bảo khai thác hàng không dân dụng an toàn, hiệu quả. Đồng thời, giữ đường cất hạ cánh số 1 luôn sẵn sàng phục vụ chiến đấu của các đơn vị quân đội. Khi hoàn thành, đường cất hạ cánh số 2 cũng sẵn sàng phục vụ các đơn vị quân đội khi có nhu cầu.

Về quy mô đầu tư, dự án xây dựng đường cất hạ cánh số 2 và các công trình đồng bộ, đảm bảo tiếp nhận được các loại tàu bay Code C như A320, A321. Có thể tiếp nhận các loại tàu bay Code E khi có nhu cầu.

Theo quy hoạch được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt, Cảng hàng không Phù Cát hướng đến công suất 5 triệu hành khách/năm vào năm 2030 và 7 triệu hành khách/năm vào năm 2050.

Hồi tháng 11 năm ngoái, Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 8651/VPCP – CN gửi bộ trưởng các bộ: GTVT, Quốc phòng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về Dự án đầu tư xây dựng đường cất hạ cánh số 2 và các công trình đồng bộ tại khu bay Cảng hàng không Phù Cát.

Theo đó, Phó thủ tướng giao UBND tỉnh Bình Định là cơ quan chủ quản đầu tư Dự án theo đề xuất của Bộ GTVT. Việc sử dụng ngân sách địa phương của UBND tỉnh Bình Định thực hiện theo quy định của pháp luật.

Các Bộ: GTVT, Kế hoạch và Đầu tư, Quốc phòng, Tài chính theo chức năng nhiệm vụ được giao hỗ trợ, hướng dẫn UBND tỉnh Bình Định trong quá trình thực hiện.

Trước đó, UBND tỉnh Bình Định đã có tờ trình đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận phương án triển khai đầu tư Cảng hàng không Phù Cát.

Các hạng mục dự kiến triển khai gồm xây dựng đường cất hạ cánh số 2, các đường lăn nối và các công trình khác thuộc khu bay; xây dựng di chuyển các công trình quân sự để bàn giao đất phục vụ xây dựng mở rộng khu hàng không dân dụng; xây dựng khu hàng không dân dụng.

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan