Trang chủ Kinh doanhBất động sản Lớn nhất, rộng nhất, cao nhất: Trung Quốc khiến thế giới giật mình vì xây thần tốc hàng loạt công trình khổng lồ ‘lơ lửng trên mây’, cứ hoàn thành là lập kỷ lục khó xô đổ

Lớn nhất, rộng nhất, cao nhất: Trung Quốc khiến thế giới giật mình vì xây thần tốc hàng loạt công trình khổng lồ ‘lơ lửng trên mây’, cứ hoàn thành là lập kỷ lục khó xô đổ

bởi Admin
0 Lượt xem

Chỉ trong vòng vài chục năm, Trung Quốc đã định nghĩa lại giới hạn của kỹ thuật xây dựng dân dụng. Trung Quốc đã chuyển mình từ quốc gia phụ thuộc vào chuyên môn xây dựng của nước ngoài thành quốc gia xây những cây cầu táo bạo nhất thế giới.

Trên khắp các hẻm núi phủ sương mù, những eo biển bị bão hoành hành và các vùng đô thị rộng lớn, các kỹ sư Trung Quốc đang dựng nên những công trình thách thức địa lý và phá kỷ lục thế giới.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật Giao thông Trung Quốc đã tiết lộ quy mô của sự thay đổi này. Theo báo cáo, đến năm 2030, các nhịp cầu treo dài nhất thế giới, các cây cầu vượt cao nhất và mọi siêu công trình dây văng giữ kỷ lục sẽ mang dấu ấn của các kỹ sư xây dựng Trung Quốc.

Một trong những ví dụ điển hình là Cầu hẻm núi Huajiang dài 625 mét bắc qua vực thẳm sâu tương đương với hai tòa tháp Eiffel xếp chồng lên nhau.

Cầu hẻm núi Huajiang

Cầu Tiane Longtan của Quảng Tây là cầu vòm lớn nhất thế giới hiện tại với nhịp dài 600 mét, vượt qua kỷ lục của cầu Bình Nam số 3 cũng ở Quảng Tây.

Cầu Tiane Longtan của Quảng Tây

Cầu sông Dương Tử Zhangjinggao có nhịp chính dài 2.300 mét thách thức trọng lực. Đây sẽ là cây cầu treo dài nhất thế giới. Ngoài ra, kết cấu cầu sử dụng vật liệu hỗn hợp gồm hộp thép và ống thép đúc bê tông – lần đầu tiên áp dụng trên thế giới – giúp giảm trọng lượng công trình.

Cầu sông Dương Tử Zhangjinggao

Dự kiến thông xe trong năm 2025, cầu Changtai Yangtze sẽ trở thành cầu dây văng lớn nhất thế giới với nhịp chính dài 1.208 mét.

Cầu Xihoumen ở Chiết Giang sẽ là cầu đường sắt – đường bộ rộng nhất thế giới với bề ngang 68 mét và nhịp chính 1.488 mét. Toàn bộ kết cấu dài 3.118 mét bắc qua eo biển, nối liền hai hòn đảo thuộc tuyến đường sắt Ninh Ba – Chu Sơn. Cây cầu dự kiến đi vào hoạt động năm 2028.

Trụ cầu Guanyinsi Yangtze River Bridge.

Một số dự án kể trên là kết quả của một cuộc cách mạng kỹ thuật đang diễn ra có thể định hình lại thế giới. Các phương pháp khảo sát chính xác, mô hình tiên tiến và các kỹ thuật sáng tạo, đặc biệt là trong khoa học vật liệu, đã cho phép Trung Quốc xây dựng những cây cầu lớn.

Trong khi đó, sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo, cùng với các thiết bị xây dựng thông minh và tự động, cho phép xây dựng cầu an toàn hơn và hiệu quả hơn.

Nhịp cầu chính của cầu, hay khoảng cách giữa các trụ chính của cầu, là một trong những cách phổ biến nhất để xếp hạng cầu theo độ phức tạp của kỹ thuật xây dựng.

Nhóm nghiên cứu do các tác giả từ Đại học Công nghệ Hợp Phì dẫn dắt cho biết: “Những cây cầu có nhịp lớn (với nhịp chính dài 100 mét trở lên) đóng vai trò quan trọng trong kỹ thuật cầu vì chúng bắc qua các môi trường địa lý phức tạp như sông rộng, vịnh hoặc hẻm núi”.

“Trong ba thập kỷ qua, (Trung Quốc) đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc xây dựng những cây cầu có nhịp dài và xây dựng một số lượng lớn những cây cầu có nhịp dài nổi tiếng thế giới”, nhóm nghiên cứu cho biết thêm.

Những cây cầu của tương lai đã và đang thành hình. Chúng không chỉ là biểu tượng kỹ thuật mà còn là động lực thúc đẩy kinh tế, kết nối các vùng xa xôi và rút ngắn thời gian di chuyển đáng kể. Với sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo, kỹ thuật xây dựng tự động và công nghệ vật liệu tiên tiến, Trung Quốc đang định hình lại bản đồ hạ tầng thế giới.

(Theo SCMP)

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan