Mới đây, tại chương trình Ngẫm nghĩ chuyện đời, diễn viên Nam Thư đã chia sẻ triết lý sống của mình sau khi vượt qua biến cố lớn trong sự nghiệp.

Nam Thư
Cô nói: “Tôi vừa đọc được một cuốn sách. Trong đó, có đoạn “điều tuyệt vời nhất là quá trình chứ không phải kết quả”.
Sau khi đọc xong, tôi rút ra được một điều rằng, không bao giờ bỏ cuộc. Khi chúng ta đã làm hết mình, cố gắng hết sức nhưng mệt mỏi quá nên buông tay. Đừng như vậy! Đừng bỏ buộc, không bao giờ dừng lại.
Đó là kim chỉ nam sống của nhiều người, trong đó có tôi. Tôi làm gì cũng vậy, làm hết lòng hết sức và tôi không bao giờ bỏ cuộc.
Cái không bỏ cuộc ở đây sẽ cho chúng ta cả một quá trình. Tôi biết những nhân vật rất kiên trì, can trường, tới mức không thể tin được họ lại như vậy. Có một cô hoa hậu đi thi tới 7 lần. Điều gì khiến cô ấy kiên trì đến vậy, để 7 năm vẫn quay lại làm mới mình, để giám khảo phải công nhận mình. Tôi rất cảm phục cô hoa hậu này.
Hay, nữ nhà văn J.K.Rowling, tác giả truyện Harry Potter, cũng là thần tượng của tôi. Cô ấy từng bị các nhà xuất bản từ chối 12 lần nhưng vẫn không bỏ cuộc để cuối cùng có Harry Potter.

Nhiều người có cả một quá trình dài, đi mãi không tới nơi nên bỏ cuộc giữa chừng hoặc gần đến đích thì bỏ cuộc. Họ hay bảo chẳng được cái gì, không có bài học nào hết.
Tất nhiên, nếu thành công thì không nói làm gì. Nhưng nếu không thành công thì vẫn được trải nghiệm, được tận hưởng quá trình đó.
Nhiều người chỉ nhìn vào kết quả mà không nhìn vào quá trình nhưng quá trình cũng rất quan trọng. Trong tình yêu cũng vậy, đâu phải cứ nhảy vào yêu nhau là được. Phải có quá trình tìm hiểu, khám phá lẫn nhau, tới đích đến mới nhìn lại chặng đường đã đi.
Quá trình của cuộc sống này là gian nan, ái ố hỷ nộ, buồn vui. Qua quá trình đó mới có bài học.
Nhiều người bây giờ có quá nhiều mục tiêu, nhìn vào mục tiêu rồi nản chí, hoặc tới nơi thấy đích đến không như mình mong cầu thì bỏ cuộc.
Để không bỏ cuộc, tôi phải có ý chí, kế hoạch, xác định plan cụ thể, chia nhỏ mục tiêu ra để đạt được từng cái. Chắc chắn, sau khi đạt được từng chặng, bạn sẽ tự hiểu được nên tiếp tục hay dừng lại, nên làm gì.
Tôi chắc chắn rằng, hãy cứ bình tĩnh là được. Tôi có một nhân viên là sinh viên đang đi học. Tôi giao nhiệm vụ cho cô đó hoàn thàn ít nhất 8 điểm trở nên. Cô đó áp lực, tổn thương và bỏ cuộc vì chưa bao giờ phải nghe những lời khiến mình tổn thương, chưa bao giờ chịu nhiều như thế.
2 giờ sáng cô nhân viên đó nhắn tin xin nghỉ, xin lỗi tôi và kêu bỏ cuộc. Thực sự với tôi, không có người này thì có người khác. Không ai là không thể thay thế. Không có mợ thì chợ vẫn đông.
Nhưng tôi vẫn giữ lại cô này, hỏi han, phân tích các kiểu. Tôi không muốn bạn lần đầu tiên làm việc với tôi mà bị sốc”.
Đọc bài gốc tại đây.