Trang chủ Đời sống Xem phim Sex Education, tôi phát hiện vì sao đang yên đang lành con gái cứ nằng nặc đòi chuyển lớp: 1 câu trong phim đã giúp con “tỉnh ngộ”!

Xem phim Sex Education, tôi phát hiện vì sao đang yên đang lành con gái cứ nằng nặc đòi chuyển lớp: 1 câu trong phim đã giúp con “tỉnh ngộ”!

bởi Admin
0 Lượt xem

Thời gian trước, tôi khá rảnh rỗi nên lên mạng xem phim Sex Education, một bộ phim được giới thiệu là rất hữu ích trong việc giúp cha mẹ giáo dục giới tính, hiểu hơn về tâm lý của con cái. Trong lúc xem phim, tôi chợt phát hiện cô con gái đang học lớp 10 của mình có những biểu hiện rất lạ, như thỉnh thoảng khóc rấm rứt, có lúc lại ngồi soi gương thẫn thờ.

Thế rồi một hôm, con gái tôi nằng nặc xin mẹ nhờ cậy mối quan hệ ở trường, cho con được chuyển lớp. Khi tôi đồng ý, con cứ khóc ngặt ra, thậm chí còn dọa này, dọa kia. Những bộ phim học đường, chẳng hạn như Sex Education khiến tôi hiểu được, chắc chắn đã có chuyện gì đó xảy ra ở lớp thì mới khiến con trở nên như thế.

Khi tôi hỏi, con nhất quyết không nói. Phải đến khi, tôi nhờ cô giáo chủ nhiệm hỏi thử bạn lớp trưởng ở lớp thì mới biết được ngọn ngành. Hóa ra, con gái tôi thích thầm một bạn tên N. – bạn này không những là hot boy ở lớp mà còn là hot boy ở trường. Không chỉ vậy, N. còn được nhiều bạn nữ ở trường khác biết đến và ái mộ.

N. ngồi ngay bên trên con gái tôi ở trong lớp. Bình thường con tôi khá nhút nhát, vậy mà chẳng hiểu lấy dũng khí đâu mà đi mua socola rồi tỏ tình với bạn và bị từ chối phũ phàng! Có lẽ vì xấu hổ nên con nằng nặc xin mẹ cho chuyển lớp.

Otis Milburn

Khi nghe chuyện con tỏ tình, tôi chẳng giận gì. Vì tôi thấy ở độ tuổi này, các con có rung động, biết thích bạn khác giới, có chuyện tình “gà bông” cũng là điều bình thường. Cái quan trọng của cha mẹ không phải cấm đoán mà là hướng dẫn con cái cho đúng cách. Trong trường hợp của con tôi, cháu đang bị ảnh hưởng quá mức khi một mối quan hệ không được như ý.

Câu chuyện khiến tôi nhớ đến những mối quan hệ tình cảm trong bộ phim Sex Education và một câu nói rất hay của nam chính Otis: “Sometimes the people we like don’t like us back, and it’s painful, but there’s nothing we can do about it” – “Đôi khi, những người chúng ta thích lại không thích lại chúng ta, và điều đó thật đau lòng, nhưng chúng ta không thể làm gì khác được”.

Tôi đã gõ cửa phòng con gái, vừa nghiêm túc lại vừa trêu đùa, nói với con rằng tôi đã biết cái vụ “scandal tình ái” nho nhỏ của con rồi. Khi con còn đang xấu hổ đỏ bừng mặt thì tôi lại cười và chia sẻ cho con những kỷ niệm tình yêu thời học đường của mình. Giống như con, tôi cũng từng thích một bạn nhưng bị từ chối. Nhưng sau đó, chúng tôi vẫn làm bạn với nhau bình thường.

Chuyện thích ai nhưng họ không thích mình rất bình thường, như cách các con tuổi teen hay ví là “như cân đường hộp sữa”. Bản thân tôi cũng từng được một bạn tỏ tình nhưng tôi cũng không thích và từ chối lại. Cả hai sau đó vẫn vui vẻ.

“Việc bị từ chối không có gì đáng xấu hổ, quan trọng là sau khi bị từ chối, con phản ứng như nào. Hành động hiện tại của con là đang làm quá, nếu con chuyển lớp thì mới chính thức trở thành “trò hề” trong mắt các bạn”, tôi bảo con.

Những chia sẻ của mẹ đã khiến con gái tôi được “thông não”. Ngày hôm sau, con không còn làm mình làm mẩy đòi chuyển lớp nữa. Một tháng sau, con kể mọi chuyện đã bình thường trở lại. Con và hot boy lớp đã nói chuyện với nhau như trước, thậm chí khi bị ai đó trêu, nhắc lạu chuyện cũ, con còn trêu ngược lại.

Giờ nghĩ lại, nếu tôi không can thiệp sớm thì con rất có thể bị bất ổn tâm lý, có những suy nghĩ tiêu cực, ảnh hưởng đến cả tinh thần và chuyện học hành. Tôi nhận ra rằng, bài học về tình cảm thường bị các cha mẹ bỏ qua, nhưng thực tế rất quan trọng. Chẳng hạn như những điều sau:

Dạy con chấp nhận cảm xúc của mình: Trẻ cần hiểu rằng bị từ chối là điều bình thường và ai cũng có thể trải qua. Cảm giác đau lòng không có gì sai, và quan trọng là phải học cách đối diện với nó thay vì trốn tránh.

Giúp con hiểu rằng tình cảm không phải lúc nào cũng có hồi đáp: Tình yêu và sự yêu thích không phải lúc nào cũng được đáp lại theo cách mình mong muốn. Điều đó không có nghĩa là con không xứng đáng hay có vấn đề gì với con.

Khuyến khích con phát triển lòng tự trọng: Thay vì để sự từ chối làm mất đi giá trị bản thân, trẻ cần học cách yêu thương và tôn trọng chính mình, tiếp tục phát triển bản thân mà không lệ thuộc vào sự công nhận của người khác.

Hướng dẫn con cách phản ứng với sự từ chối một cách lành mạnh: Thay vì giận dữ, buồn bã quá lâu hay cố gắng níu kéo một mối quan hệ không phù hợp, con nên học cách chấp nhận, buông bỏ và trân trọng những mối quan hệ xứng đáng hơn.

Nhấn mạnh rằng đây là một phần của cuộc sống và giúp con kiên cường hơn: Bị từ chối không có nghĩa là thất bại, mà chỉ là một trải nghiệm giúp con trưởng thành hơn. Học cách chấp nhận sự thật này sẽ giúp con mạnh mẽ và sẵn sàng hơn cho những thử thách trong tương lai.

Bằng cách dạy con những điều này, cha mẹ không chỉ giúp con đối phó với chuyện tình cảm mà còn trang bị cho con kỹ năng quan trọng trong cuộc sống. Đó là sự kiên nhẫn, khả năng phục hồi và lòng tự trọng!

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan