Trang chủ Đời sống Xem phim “Sex Education” tôi bật khóc vì 1 câu thoại, đã tìm ra cách cứu đứa con ngoan giỏi khỏi nguy hiểm cận kề

Xem phim “Sex Education” tôi bật khóc vì 1 câu thoại, đã tìm ra cách cứu đứa con ngoan giỏi khỏi nguy hiểm cận kề

bởi Admin
0 Lượt xem

Tôi mang thai năm 22 tuổi, một cái tuổi mà người ta đang học cách yêu, còn tôi thì đã phải học cách chịu đựng phản bội. Người đàn ông khiến tôi mang thai đã biến mất ngay sau khi biết tin, không một lời hỏi han, không một đồng chu cấp. Đứa trẻ trong bụng tôi từ đó trở thành cả thế giới và là trách nhiệm tôi không bao giờ được phép làm sai.

Tôi từng tự nhủ, nếu không thể cho con một gia đình trọn vẹn, ít nhất tôi phải cho con một tương lai. Tôi không cho phép mình yếu đuối. Là mẹ đơn thân, tôi vừa đi làm giúp việc, vừa bán hàng online, tối đến tranh thủ may gia công. Hằng ngày tôi dặn mình: “Con mình phải khác. Con mình phải trở thành người đàn ông tử tế. Không được tệ bạc như bố nó”.

Từ khi con lên 3, tôi đã bắt đầu dạy con phân biệt đúng sai. Lên 6, con không bao giờ được nói dối. Lên 10, con phải biết nhường nhịn. Con khóc? Tôi sẽ hỏi: “Đàn ông mà yếu đuối vậy à?”. Con ủ rũ tôi chỉ đáp: “Đời không dịu dàng với con đâu, mạnh mẽ lên”.

Và rồi con tôi, thật sự đã trở thành một cậu bé ngoan đến kỳ lạ, không quậy phá, không to tiếng, luôn đạt học sinh giỏi, lễ phép đến mức bạn bè gọi là “ông cụ non”.

Ngày con được tuyển thẳng vào Đại học, tôi khóc, còn con thì… lạnh lùng đến đáng sợ

Con đỗ thẳng vào Đại học bằng giải quốc gia. Hôm đó tôi khóc như chưa bao giờ được khóc. Khóc vì thấy bao năm mình hi sinh là xứng đáng. Khóc vì con tôi đã chính thức bước vào cánh cửa mà ngày xưa tôi chỉ dám mơ.

Nhưng con thì không cười. Nó không ăn mừng, không gọi cho ai cả, chỉ lặng lẽ cất giấy báo nhập học vào ngăn bàn rồi về phòng đóng cửa.

Tôi bắt đầu để ý. Con tôi có những biểu hiện kỳ lạ. Nhiều hôm nó thức đến 3 giờ sáng. Có hôm tôi nghe thấy tiếng con khóc… trong nhà tắm. Tôi lén xem điện thoại của con – một việc tôi biết là sai nhưng tôi phải làm vì lo lắng.

Tôi thấy con tham gia một diễn đàn ẩn danh. Trong đó con viết: “Mình không biết mình là ai. Mình chỉ biết mẹ muốn mình phải tốt, nên mình cố gắng… thật tốt. Nhưng càng cố gắng, mình càng thấy trống rỗng. Mình mệt rồi. Đôi lúc muốn nhắm mắt rồi không bao giờ tỉnh dậy”.

Tôi chết lặng!

Hóa ra suốt 18 năm qua, tôi đã cố nặn ra một khuôn mẫu và ép con mình bước vào trong đó. Tôi không để con được hư, được dỗi, được sai vì tôi sợ con sẽ giống… bố nó. Nhưng tôi quên mất, muốn làm người tử tế, trước hết phải được làm một con người đúng nghĩa với đủ đầy cảm xúc.

Sex Education đã dạy tôi làm mẹ

Nhân vật Otis trong phim Sex Education

Tối hôm đó, tôi mở Sex Education vì mấy cô bạn chỗ làm khuyên nên xem. Tôi vô tình nghe thấy câu thoại ấy: “Tớ nghĩ cậu luôn nỗ lực rất nhiều để trở thành một chàng trai tốt, đến nỗi cuối cùng cậu không còn là một chàng trai tốt”.

Câu nói đó như một tát nước vào mặt tôi. Tôi đã bật khóc nức nở, khóc cho cả quá khứ và hiện tại. Tôi khóc vì thương con, tự trách và cả thương chính mình. Tôi đã hủy hoại tuổi thơ, dạy con trở thành 1 cái máy không được “lỗi”.

Lần đầu tiên sau nhiều năm, tôi ôm con thật lâu. Tôi nói xin lỗi. Tôi nói tôi đã quá sợ hãi đến mức quên mất, con cũng cần được sống như một đứa trẻ, không phải là bản sao đạo đức của ai cả.

Tôi đăng ký cùng con một buổi trị liệu tâm lý gia đình – một chương trình hỗ trợ mẹ đơn thân và thanh thiếu niên đang do dự trước ngưỡng cửa trưởng thành. Ở đó, tôi học cách nghe con nói mà không phán xét, chia sẻ mà không áp đặt, yêu thương mà không kiểm soát.

Con tôi đã ổn hơn nhiều. Con cười trở lại. Và tôi cũng học cách yêu con không phải để con trở nên “tốt” như tôi mong, mà là hạnh phúc đúng với con người con.

Lời nhắn từ trái tim: Đừng dùng tổn thương của mình để xây khuôn khổ cho con. Đừng ép con gánh nỗi đau không phải của chúng.

Nếu cần, hãy làm bạn của con, hãy học cách lắng nghe bởi chúng ta được làm con trước khi làm cha mẹ còn con bạn thì không. Chúng không thể hiểu hết những điều bạn muốn, bạn cho rằng đó là tốt cho chúng. Và nếu có thể, hãy cùng con xem những bộ phim tâm lý, dành cho tuổi mới lớn. Biết đâu, bạn sẽ tìm thấy câu trả lời từ chính những lời thoại tưởng như vô tình này.

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan