Trang chủ Đời sốngNhà vui Giá điện lại tăng, bật điều hòa đừng làm thế này nếu không muốn hóa đơn tiền điện tăng gấp 3!

Giá điện lại tăng, bật điều hòa đừng làm thế này nếu không muốn hóa đơn tiền điện tăng gấp 3!

bởi Admin
0 Lượt xem

Theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), từ hôm nay 10/5, giá bán lẻ điện bình quân chính thức được điều chỉnh, tăng 4,8%. Cụ thể, con số từ 2.103,11 đồng/kWh tăng lên thành 2.204,07 đồng/kWh.

Giá điện tăng đúng giai đoạn mùa hè cao điểm của việc sử dụng loạt thiết bị làm mát như quạt, điều hòa, tủ lạnh. Chính vì vậy, việc làm thế nào để tiết kiệm điện lại trở thành vấn đề được quan tâm hơn bao giờ hết.

Giá điện lại tăng, bật điều hòa đừng làm thế này nếu không muốn hóa đơn tiền điện tăng gấp 3! - Ảnh 1.

Giá điện bán lẻ sẽ chính thức tăng 4,8% từ hôm nay 10/5 (Ảnh minh họa)

Bên cạnh các mẹo, cách để tiết kiệm điện, trong nhiều bài viết, EVN cũng từng chỉ ra những sai lầm khi sử dụng thiết bị điện của các gia đình, vô tình hóa đơn tiền điện tăng vọt.

Hành động sau đây là một ví dụ, bắt gặp ở rất nhiều gia đình. Thậm chí nhiều gia đình còn lầm tưởng rằng, nó sẽ giúp tiết kiệm điện. Tuy nhiên lại ngược lại. Đó chính là việc điều chỉnh liên tục nhiệt độ của chiếc điều hòa.

Vì sao chỉnh điều hòa liên tục lại tốn điện hơn?

Theo giải thích từ các thợ kỹ thuật, sửa chữa điều hòa lâu năm, việc điều chỉnh nhiệt độ nói riêng, hay các chế độ khác nhau trên điều hòa nói chung, về cơ bản đều yêu cầu thiết bị duy trì công suất cao. Chính vì hoạt động liên tục với công suất cao, điều hòa sẽ tốn điện hơn so với việc duy trì hoạt động ở công suất ổn định.

Giá điện lại tăng, bật điều hòa đừng làm thế này nếu không muốn hóa đơn tiền điện tăng gấp 3! - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Các chuyên gia đánh giá, số điện điều hòa “ngốn” khi hoạt động ở công suất cao, gấp khoảng 3 lần so với thông thường. Tương tự như việc người dùng liên tục tắt đi, bật lại thiết bị trong 1 khoảng thời gian ngắn.

Chính vì vậy, tốt hơn hết người dùng nên hạn chế đến mức tối đa việc điều chỉnh điều hòa liên tục, cả về nhiệt độ lẫn các chế độ trong quá trình thiết bị hoạt động. Lý tưởng nhất, hãy bật điều hòa trước khoảng 15 – 20 phút để thiết bị được khởi động, làm lạnh sâu căn phòng.

Nhiệt độ lý tưởng khi khởi động là 23 – 24 độ C. Sau khoảng 30 – 60 phút, khi điều hòa đã hoạt động ổn định, người dùng có thể thay đổi nhiệt độ, chế độ khác theo ý muốn, tuy nhiên không nên thực hiện liên tục trong một thời gian ngắn. 

Giá điện lại tăng, bật điều hòa đừng làm thế này nếu không muốn hóa đơn tiền điện tăng gấp 3! - Ảnh 3.

Thay đổi nhiệt độ, chế độ điều hòa liên tục trong thời gian ngắn sẽ khiến thiết bị tiêu tốn nhiều điện hơn (Ảnh minh họa)

Nhiệt độ tốt nhất để duy trì điều hòa trong thời gian dài là khoảng 25 – 26 độ C. Lúc này thiết bị vừa đạt hiệu quả tối ưu, vừa tiết kiệm điện. Vào ban đêm, người dùng có thể tham khảo mức 26 – 28 độ C, tùy vào nhiệt độ và thời tiết bên ngoài môi trường.

Sai lầm khi dùng điều hòa gây tốn điện hơn

Bên cạnh việc liên tục điều chỉnh điều hòa, hay tắt đi bật lại liên tục, EVN cũng đưa ra loạt sai lầm khác khiến thiết bị tiêu tốn nhiều điện năng hơn thông thường.

1. Dùng điều hòa quá cũ

Nhiều người lựa chọn điều hoà cũ vì chi phí rẻ, đáp ứng nhu cầu làm mát trong mùa hè. Tuy nhiên, máy cũ thường hoạt động kém hiệu quả, tiêu tốn nhiều điện năng do động cơ yếu, công nghệ lỗi thời.

Giá điện lại tăng, bật điều hòa đừng làm thế này nếu không muốn hóa đơn tiền điện tăng gấp 3! - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Ngoài ra, nếu không có kinh nghiệm, người mua dễ chọn nhầm thiết bị đã quá cũ, chất lượng kém, dễ hư hỏng trong quá trình sử dụng. Một số dòng máy còn không có linh kiện thay thế, gây tốn kém và rủi ro về lâu dài.

2. Lười vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa

Cả cục nóng và dàn lạnh của điều hoà đều dễ bám bụi hoặc bị côn trùng chui vào, làm giảm hiệu quả làm mát và tăng lượng điện tiêu thụ. 

Dàn lạnh bị bụi bẩn sẽ ngăn khí lạnh lan toả, thậm chí phát ra mùi khó chịu trong phòng. Cục nóng nếu tắc nghẽn do bụi hoặc xác côn trùng có thể khiến thiết bị quá tải, dễ hư hỏng hoặc cháy nổ, đặc biệt vào những ngày nắng nóng cao điểm.

Giá điện lại tăng, bật điều hòa đừng làm thế này nếu không muốn hóa đơn tiền điện tăng gấp 3! - Ảnh 5.
Giá điện lại tăng, bật điều hòa đừng làm thế này nếu không muốn hóa đơn tiền điện tăng gấp 3! - Ảnh 6.

Ảnh minh họa

Để điều hoà vận hành tốt, người dùng nên tháo và vệ sinh màng lọc ở dàn lạnh mỗi khi chuyển mùa. Việc bảo trì tổng thể nên thực hiện 1 – 2 lần mỗi năm, tùy vào mức độ sử dụng.

3. Lắp điều hòa quá sát trần

Lắp dàn lạnh quá sát trần sẽ cản trở khả năng hút gió, khiến điều hoà hoạt động kém hiệu quả. Khoảng cách lý tưởng từ dàn lạnh đến trần nhà nên từ 20 – 30cm để đảm bảo lưu thông khí tốt.

4. Không dùng điều hòa kèm quạt

Nhiều người lầm tưởng rằng dùng quạt kết hợp với điều hòa có thể gây tốn điện gấp 2 lần. Tuy nhiên thực tế lại ngược lại, cách làm này sẽ giúp tiết kiệm điện.

Ảnh minh họa

Sử dụng quạt trong phòng điều hoà giúp phân bổ hơi lạnh nhanh và đồng đều hơn, tạo cảm giác mát mẻ, dễ chịu. Người dùng có thể chọn quạt cây công suất nhỏ, hoặc loại có chế độ phun sương để cân bằng độ ẩm trong không khí.

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan