Trang chủ Đời sống Người đàn ông không vay thế chấp nhưng vẫn bị ngân hàng “siết nhà trừ nợ”, tòa án tuyên bố: “Chỉ là sai sót không đáng có”

Người đàn ông không vay thế chấp nhưng vẫn bị ngân hàng “siết nhà trừ nợ”, tòa án tuyên bố: “Chỉ là sai sót không đáng có”

bởi Admin
0 Lượt xem

Năm 2016, ông Lý ở Bắc Kinh, Trung Quốc, đã mua một căn nhà ở thành phố Hải Khẩu, Trung Quốc. Tuy nhiên, vì không sử dụng tới nên căn nhà bị bỏ trống từ đó. Đến đầu tháng 1/2025, người đàn ông này bất ngờ nhận được thông báo từ đơn vị quản lý bất động sản, cho biết rằng căn nhà của ông đã bị niêm phong và đang trong quá trình đấu giá theo thủ tục tư pháp Trung Quốc.

Theo các văn bản niêm phong, căn nhà này đã đáp ứng các điều kiện để đấu giá theo thủ tục tư pháp và việc đấu giá nhà có thể được thực hiện bất cứ lúc nào. Vì là cuối tuần và không thể liên lạc với nhân viên tòa án địa phương để trao đổi nên ông Lý đã khẩn trương tìm kiếm sự giúp đỡ từ luật sư.

“Tôi hoàn toàn không biết về chuyện này và không nhận được một thông báo nào từ tòa án địa phương”, ông Lý nói với luật sư

Sau khi xem xét vụ việc, luật sư cho rằng nếu số tiền liên quan tới vụ việc lớn thì ông Lý có thể sẽ gặp nhiều vấn đề về tài chính. Nghe vậy, người đàn ông này lập tức kiểm tra thẻ ngân hàng của mình. May thay, nó chưa bị đóng băng. Ngày 6/1/2025, ông Lý đã liên hệ với ngân hàng và được thông báo rằng tài khoản của ông vẫn an toàn.

Ngay sau đó, luật sư của ông Lý đã liên hệ với Tòa án nhân dân quận Long Hoa để lấy hồ sơ vụ án nhưng không có hồi đáp. Biết bị đơn có thể đăng nhập vào website của tòa án địa phương để tự mình kiểm tra hồ sơ vụ án, ông Lý liền truy cập vào nhưng không có kết quả. Luật sư của ông cho biết đây là dấu hiệu tốt bởi điều đó chỉ ra rằng ông Lý không liên quan đến vụ án nào cả nên không tìm thấy hồ sơ.

Sau đó, luật sư của ông Lý tìm thấy số điện thoại của luật sư phía ngân hàng – nguyên đơn trong vụ việc và đã yêu cầu xem hồ sơ vụ án. Từ đây, họ mới phát hiện ra rằng việc ngôi nhà của ông Lý bị ngân hàng “siết nợ” thực sự là nhầm lẫn. Theo đó, bị đơn thực sự trong vụ việc này có cùng tên với ông Lý. Người này đã nợ một số tiền lớn, không có khả năng trả nợ và tài sản được ngân hàng siết nợ.

Người đàn ông không vay thế chấp nhưng vẫn bị ngân hàng “siết nhà trừ nợ”, tòa án tuyên bố: “Chỉ là sai sót không đáng có”- Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Internet

Ngày 7/1/2025, luật sư của ông Lý lại gọi đến Tòa án nhân dân quận Long Hoa và yêu cầu dừng khẩn cấp quá trình đấu giá tư pháp. Liên quan đến vấn đề này, Tòa án nhân dân quận Long Hoa đã đưa ra lý do: “Đây là sai sót không đáng có!”

Theo đó, trong lúc cấp bách, luật sư của nguyên đơn đã đưa ra thông tin sai lệch về bị đơn. Cụ thể, thay vì cung cấp thông tin của bị đơn, họ lại nhầm lẫn và cung cấp thông tin của ông Lý, người trùng họ tên với bị đơn.

Để ngăn chặn bị đơn chuyển nhượng tài sản trong quá trình kiện tụng, luật sư của nguyên đơn đã đề xuất niêm phong nhà của bị đơn. Điều này khiến ngôi nhà của ông Lý bị niêm phong thay vì ngôi nhà của bị đơn thực sự. Phía tòa án cũng cho biết thông báo mà ông Lý nhận được chỉ là thông báo thông tin bán đấu giá tài sản. Đây chỉ là bước đầu trong quy trình phát mại tài sản thu hồi nợ thông qua hình thức đấu giá tài sản và cần sự đồng ý của gia chủ. Lúc này, ngôi nhà thực tế vẫn chưa được bán đấu giá.

Sau khi xác minh vụ việc, vào lúc 9:28 sáng ngày 8/1/2025, phía Tòa án nhân dân quận Long Hoa đã gửi lời xin lỗi đến ông Lý vì chưa xác minh thông tin rõ ràng, đồng thời dỡ bỏ lệnh niêm phong ngôi nhà của người đàn ông này. Khoảng 3 giờ chiều ngày 9/1/2025, nhân viên tòa án đã đến cộng đồng để thông báo về tình trạng tài sản của ông Lý, nêu rõ người đàn ông này không liên quan gì đến vụ việc. Đồng thời, một cuộc điều tra chuyên sâu cũng được tiến hành để tìm ra những người chịu trách nhiệm liên quan.

Về vụ việc này, Luật sư Triệu của Công ty luật Trung Văn Bắc Kinh cho biết, đấu giá bất động sản theo pháp luật Trung Quốc là một thủ tục tư pháp mà tòa án buộc thực hiện việc tịch thu bất động sản của người phải thi hành án, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ nợ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các bên liên quan cần chú ý hơn đến việc xác minh các thông tin quan trọng, liên quan đến bên vay, tài sản của bên vay và chủ nợ để tránh những sai sót không đáng có như vụ việc trên.

(Theo The Paper)

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan