Nội dung chính
Dù rau củ là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn lành mạnh, nhưng không phải loại nào cũng nên ăn vô tư. Có 4 loại rau củ cực kỳ phổ biến nhưng tiềm ẩn nguy cơ tàn phá nội tạng, thậm chí cấu kết với tế bào ung thư khiến cơ thể suy kiệt từng ngày nếu ăn thường xuyên:
1. Khoai tây chuyển xanh, mọc mầm
Khoai tây để lâu thường mọc mầm hoặc xuất hiện các mảng xanh trên vỏ – đây là dấu hiệu tinh bột trong khoai đã chuyển hóa thành solanine và chaconine-alpha – hai chất cực độc với cơ thể. Các chất này có khả năng tấn công hệ tiêu hóa, gây đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, và nếu ngộ độc nặng có thể dẫn đến tê liệt thần kinh, mê sảng, hôn mê hoặc thậm chí tử vong.

Đáng nói là, việc nấu chín, luộc kỹ hay chiên rán cũng không thể loại bỏ hoàn toàn hai độc tố này. Phụ nữ mang thai nếu ăn phải khoai tây mọc mầm còn có thể đối mặt với nguy cơ dị tật thai nhi.
2. Giá đỗ không rễ
Loại giá đỗ không có rễ thường được trồng bằng cách dùng thuốc kích thích tăng trưởng. Nhờ các loại hóa chất này, giá phát triển nhanh, mập mạp, trắng nõn chỉ sau vài ngày, trông bắt mắt hơn và dễ bán.
Tuy nhiên, vì được thúc bằng hormone và chất tăng trưởng nhân tạo, loại giá đỗ này tiềm ẩn nguy cơ cao về sức khỏe. Việc tiêu thụ giá đỗ không rễ trong thời gian dài có thể làm tích tụ chất độc trong gan, gây tổn thương hệ tiêu hóa và về lâu dài, làm rối loạn tế bào, thậm chí thúc đẩy ung thư hình thành. Nguy hiểm hơn, quá trình sản xuất không đảm bảo vệ sinh còn khiến giá dễ nhiễm vi khuẩn, vi sinh vật gây hại.
3. Cà chua xanh, chưa chín kỹ

Cà chua xanh hay chưa chín hoàn toàn chứa hàm lượng solanine và tomatidine rất cao – hai hợp chất có độc tính mạnh. Khi đi vào cơ thể, chúng dễ gây khó chịu như buồn nôn, đau bụng, tiết nước bọt, mệt mỏi, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thần kinh nếu ăn nhiều.
Về lâu dài, solanine có thể phá hoại các tế bào gan và dạ dày, gây rối loạn chức năng và tăng nguy cơ ung thư gan, ung thư dạ dày. Đặc biệt nguy hiểm nếu ăn sống hoặc chưa nấu kỹ. Do đó, chỉ nên ăn cà chua khi đã chín đỏ hoàn toàn – đây là lúc hàm lượng solanine giảm xuống mức an toàn và giá trị dinh dưỡng của quả cũng cao nhất.
3. Gừng thối, mốc, dập nát nhiều
Gừng là gia vị quen thuộc trong mọi căn bếp, nhưng nếu củ gừng bị hư hỏng, dập nát hay có dấu hiệu thối, tốt nhất nên loại bỏ ngay lập tức. Lý do là vì gừng hỏng sinh ra một chất gọi là safrol – chất đã được chứng minh là có thể gây hoại tử tế bào và dẫn đến các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư gan và thực quản.

Một hiểu lầm phổ biến là chỉ cần cắt bỏ phần thối đi và dùng phần còn lại. Tuy nhiên, độc tố đã lan khắp củ từ bên trong, mắt thường không nhìn thấy được. Càng tiếc rẻ, càng dễ đưa chất độc vào người.
Nguồn và ảnh: NetEase Health, QQ
Đọc bài gốc tại đây.