Trang chủ Đời sống Lưu Thiện viết ra 3 chữ, Tư Mã Chiêu vừa nhìn liền tha chết cho ông: Hành động nhằm tối đa hóa lợi ích

Lưu Thiện viết ra 3 chữ, Tư Mã Chiêu vừa nhìn liền tha chết cho ông: Hành động nhằm tối đa hóa lợi ích

bởi Admin
0 Lượt xem

Nội dung chính

  • Vị vua bị người đời đánh giá bất tài, vô năng
  • Tài trí của Lưu Thiện qua bài kiểm tra của Tư Mã Chiêu

Trong Tam Quốc, Lưu Thiện, con trai Lưu Bị, thường được người đời đánh giá là vô năng, nhu nhược. Nhưng sự thực có phải như vậy?

Hãy xem cách Lưu Thiện vượt qua bài kiểm tra của Tư Mã Chiêu để thấy được trí tuệ của ông không hề tầm thường.

Lưu Thiện viết ra 3 chữ, Tư Mã Chiêu vừa nhìn liền tha chết cho ông: Hành động nhằm tối đa hóa lợi ích- Ảnh 1.

Lưu Thiện, con trai Lưu Bị, thường được người đời đánh giá là vô năng, nhu nhược. (Ảnh: Sohu)

Lưu Thiện – Vị quân vương gặp nhiều sóng gió

Lưu Thiện sinh ra đã gặp nhiều bất hạnh, tuy trải qua nhiều sóng gió, nhưng việc kế thừa ngai vàng lại vô cùng thuận lợi, không gặp chút trở ngại nào. Thậm chí sau khi cha ông qua đời, ông còn có được sự trợ giúp của vị quân sư nổi tiếng Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng đã dùng trí tuệ của mình để phò tá Lưu Thiện, giúp Thục Hán phát triển cường thịnh.

Chúng ta không thể nói rằng Lưu Thiện nhờ có Gia Cát Lượng mà không làm gì và trở thành bất tài. Bởi vì trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, Lưu Bị ủy thác cho Gia Cát Lượng phò tá Lưu Thiện kế thừa ngai vàng. Nhưng tài năng của Gia Cát Lượng quá mức nổi bật, trong thời gian Lưu Thiện tại vị, hầu hết chính sự quốc gia đều do ông đảm nhiệm. Do đó, Lưu Thiện cũng không có cơ hội để phát huy.

Lưu Thiện viết ra 3 chữ, Tư Mã Chiêu vừa nhìn liền tha chết cho ông: Hành động nhằm tối đa hóa lợi ích- Ảnh 2.

Lưu Thiện sinh ra đã gặp nhiều bất hạnh, tuy trải qua nhiều sóng gió. (Ảnh: Sohu)

Thực tế, từ nhỏ ông đã không được cha yêu thương, ngay từ vạch xuất phát đã thua kém người khác một bậc. Hơn nữa, mọi người lại kỳ vọng rất cao ở ông, tài trí của Lưu Thiện lại trở nên mờ nhạt dưới sự tương phản của một thiên tài như Gia Cát Lượng. Bởi vậy, trong môi trường như vậy mà trưởng thành, chúng ta không thể nói Lưu Thiện hoàn toàn biết ơn mà không có chút oán hận đối với Gia Cát Lượng.

Lưu Thiện thực sự nắm quyền và tự mình quản lý đất nước là sau khi Gia Cát Lượng qua đời. Lúc này ông mới có cơ hội thể hiện thực lực của mình. Chúng ta biết rằng thời gian Gia Cát Lượng phò tá Lưu Thiện chỉ khoảng mười năm. Trong khi đó, thời gian Lưu Thiện trị vì đất nước lại lâu hơn, lên đến hai mươi bảy năm.

Lưu Thiện viết ra 3 chữ, Tư Mã Chiêu vừa nhìn liền tha chết cho ông: Hành động nhằm tối đa hóa lợi ích- Ảnh 3.

Sau khi cha ông qua đời, Lưu Thiện còn có được sự trợ giúp của vị quân sư nổi tiếng Gia Cát Lượng. (Ảnh: Sohu)

Nếu một hoàng đế thực sự không có năng lực, thì sau khi rời khỏi Gia Cát Lượng, làm sao ông ta có thể tự mình cai trị đất nước nhiều năm? Một người dựa vào tài năng của mình để duy trì sự ổn định của đất nước như vậy, nếu chúng ta đánh giá ông là bất tài là không đúng.

Tài trí của Lưu Thiện khi đối đầu với Tư Mã Chiêu

Năm Cảnh Diệu thứ 6 (năm 263), tướng Nguỵ là Đặng Ngải tiến quân theo đường núi Âm Bình vào Thục, đánh hạ thành Miên Trúc. Chính quyền nước Thục sắp tan rã, Lưu Thiện cuối cùng đã lựa chọn đầu hàng, lập tức được chuyển tới kinh đô Lạc Dương của nước Nguỵ.

Vào thời điểm đó, quốc lực của nước Ngụy và nước Thục chênh lệch rất lớn, “ngôi sao sáng” của Thục Hán là Gia Cát Lượng đã qua đời, nhưng đại tướng quân của Ngụy là Tư Mã Chiêu lại đang ở độ tuổi sung mãn. Nếu bản thân có thực lực thì có thể đối đầu với Tư Mã Chiêu của nước Ngụy. Còn nếu không thì đầu hàng cũng không sao, dù sao đầu hàng vẫn còn giữ được mạng sống, lợi ích được tối đa hóa.

Bởi vì nước Thục do Lưu Thiện lãnh đạo, vì Gia Cát Lượng trong thời gian cầm quyền đã nhiều lần chinh chiến, khiến quốc gia lầm than, dân chúng sống khó khăn. Vì vậy, sau khi Lưu Thiện tự mình nắm quyền, ông đã thực hiện chính sách an dân, hy vọng người dân không còn phải sống trong cảnh loạn lạc. Lúc này, Thục Hán cũng không còn sức lực để đối phó với một cuộc chiến tranh. Do đó, khi đối mặt với Tư Mã Chiêu, tuy không phải hoàng đế nhưng lại đang nhăm nhe ngôi vị, Lưu Thiện cũng hiểu rõ thực lực của mình, nên đã lựa chọn đầu hàng.

Lưu Thiện viết ra 3 chữ, Tư Mã Chiêu vừa nhìn liền tha chết cho ông: Hành động nhằm tối đa hóa lợi ích- Ảnh 4.

Lưu Thiện tự biết không thể đối đầu Tư Mã Chiêu nên đã lựa chọn đầu hàng. (Ảnh: Sohu)

Tư Mã Chiêu là người đa nghi, vì vậy, đối mặt với sự đầu hàng của Lưu Thiện, trong lòng Tư Mã Chiêu rất không tin tưởng. Ông ta cho rằng Lưu Thiện là vua của một nước không thể dễ dàng đầu hàng như vậy, đồng thời cho rằng Lưu Thiện đang dưỡng sức, chờ ngày phản lại mình.

Vì vậy, ông ta thường phái người theo dõi Lưu Thiện, hy vọng có thể nắm được một số nhược điểm, để có cớ giết chết Lưu Thiện. Ông ta thậm chí còn sắp đặt một màn kịch, đặc biệt mời các lão thần của Thục Hán đến, mở tiệc linh đình, rồi cho biểu diễn âm nhạc và điệu múa của Thục Hán. Những người này khi nghe được giai điệu quê hương, nhớ đến hiện thực mất nước, đều vô cùng đau buồn.

Lúc này, Tư Mã Chiêu đang quan sát hành động của Lưu Thiện, chỉ thấy Lưu Thiện không hề dao động, vẫn đang ăn thịt uống rượu. Khi Tư Mã Chiêu hỏi ông, ông lại vui vẻ nói ra một câu: “Ở đây vui vẻ, không nhớ Thục nữa”. Đó chính là câu chuyện “Nhạc bất tư Thục” được lưu truyền hậu thế.

Tuy nhiên, Tư Mã Chiêu không vì câu nói này của Lưu Thiện mà hoàn toàn yên tâm, ông ta vẫn cho người bí mật dò la tin tức của Lưu Thiện, luôn chú ý đến đối phương, cho đến một ngày ông ta nghe nói Lưu Thiện viết ba chữ “Trung Sơn Trại” trong nhà mình.

Nghe thấy ba chữ này, Tư Mã Chiêu bỗng nhiên cười ha hả, mọi người không hiểu liền hỏi. Tư Mã Chiêu nói, ba chữ này đọc ngược lại có nghĩa là “ở trong núi”, tức là Lưu Thiện đã hoàn toàn từ bỏ ý định khôi phục đất nước, chỉ mong muốn được ẩn cư nơi núi rừng. Vì vậy, Tư Mã Chiêu cũng hoàn toàn buông bỏ sự nghi ngờ đối với Lưu Thiện.

Lưu Thiện viết ra 3 chữ, Tư Mã Chiêu vừa nhìn liền tha chết cho ông: Hành động nhằm tối đa hóa lợi ích- Ảnh 5.

Lưu Thiện xóa đi nghi ngờ của Tư Mã Chiêu, tránh được họa diệt tộc cho bản thân và gia đình. (Ảnh: Sohu)

Nếu không có hào quang của Gia Cát Lượng, với tư cách là một vị vua, Lưu Thiện có lẽ không phải là người xuất sắc nhất, nhưng ông cũng chắc chắn không phải là người bất tài nhất. Nếu ông được sinh ra trong một thời đại hòa bình, thì sẽ không còn là Lưu A Đẩu bất tài trong mắt người đời.

Tư Mã Chiêu có thể kiêng dè ông, ba lần bảy lượt muốn tìm cớ giết ông, vậy thì Lưu Thiện chắc chắn có lý do khiến Tư Mã Chiêu làm vậy. Chỉ là vì Lưu Thiện nhìn thấu mọi việc, nên đã chọn đầu hàng mà thôi.

Theo Dịch Trung Thiên – nhà sử học Trung Quốc thì khi Lưu Thiện nói với Tư Mã Chiêu rằng ông không nhớ đất Thục, đó không hẳn là do ông ngô nghê, mà đó là để cho Tư Mã Chiêu nghĩ rằng ông là 1 kẻ nhu nhược, nên không cần phải bận tâm nữa. Đó là cách để Lưu Thiện xóa đi nghi ngờ của Tư Mã Chiêu, tránh được họa diệt tộc cho bản thân và gia đình mà ít ai làm được.

Sách “Tam Quốc tập giải” của Chu Thọ Xương đánh giá cao hành động này: “Những lời đồn đại (về Lưu Thiện) là hoàn toàn sai sự thực. Chẳng qua, A Đẩu tự ẩn mình đi để bảo toàn chính mình trong hoàn cảnh hiểm nghèo mà thôi”.

Tổng hợp

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan