Trang chủ Đời sống Lưu Thiện chết, Tư Mã Viêm đặt 3 vật vào lăng mộ: Hậu thế khẳng định Lưu Bị nếu biết là gì ắt sẽ tức giận

Lưu Thiện chết, Tư Mã Viêm đặt 3 vật vào lăng mộ: Hậu thế khẳng định Lưu Bị nếu biết là gì ắt sẽ tức giận

bởi Admin
0 Lượt xem

Nội dung chính

  • Lưu Thiện – Người con bị đánh giá là vô năng của Lưu Bị
  • Tư Mã Viêm đã đặt 3 vật gì vào lăng mộ của Lưu Thiện?

Vì sao Lưu Bị nhất quyết truyền ngôi cho Lưu Thiện?

Lưu Thiện, con trai Lưu Bị, nổi tiếng với biệt danh “A Đẩu” và câu nói “Lạc bất tư Thục”, đã sống một cuộc đời đầy thăng trầm.

A Đẩu phải đối mặt với nhiều thử thách từ bé, nhưng trưởng thành, ông không nổi bật và thậm chí có thể được coi là kém tài so với cha mình, Lưu Bị – một anh hùng lỗi lạc. Tuy nhiên, theo Qulishi, Lưu Bị vẫn chọn A Đẩu là người kế vị. Nhắc đến Lưu Thiện, người ta thường nhớ đến hình ảnh một vị vua nhu nhược, an phận sống kiếp tù nhân nơi đất khách quê người. Theo Sohu, việc ông có thể sống đến cuối đời trong cảnh nhàn cư vi bất thiện nơi đất địch cũng là một điều đáng ngạc nhiên.

Lưu Thiện chết, Tư Mã Viêm đặt 3 vật vào lăng mộ: Hậu thế khẳng định Lưu Bị nếu biết là gì ắt sẽ tức giận - Ảnh 1.

Tam Quốc Chí chép Lưu Bị có 4 người con. (Ảnh: Sohu)

Tam Quốc Chí chép Lưu Bị có 4 người con là Lưu Phong, Lưu Thiện (A Đẩu), Lưu Lý và Lưu Vĩnh. Nhưng Lưu Phong là con nuôi. Phần Lưu Phong truyện trong Tam Quốc Chí chép Lưu Phong vốn mang họ Khấu. Lưu Bị khi ở Kinh Châu, vì chưa có người nối dõi nên nhận Lưu Phong làm con nuôi, đổi cả họ.

Lưu Thiện là con trai của Cam phu nhân, sau này bà được truy phong là Chiêu Liệt hoàng hậu. Tuổi thơ của Lưu Thiện trải qua nhiều biến cố, việc ông sống sót đến khi trưởng thành đã là một kỳ tích. Từng bị bắt cóc, được Triệu Vân liều mình cứu thoát, nhưng suýt chút nữa lại bỏ mạng dưới tay chính cha mình.

Lưu Thiện chết, Tư Mã Viêm đặt 3 vật vào lăng mộ: Hậu thế khẳng định Lưu Bị nếu biết là gì ắt sẽ tức giận - Ảnh 2.

Nhắc đến Lưu Thiện, người ta thường nhớ đến hình ảnh một vị vua nhu nhược, an phận sống kiếp tù nhân nơi đất khách quê người. (Ảnh: Sohu)

Theo Qulishi, Lưu Bị có những lý do của riêng mình khi chọn Lưu Thiện làm người kế vị. Đầu tiên, vì lớn tuổi hơn Lưu Lý và Lưu Vĩnh nên A Đẩu được Lưu Bị giao phó trọng trách là quyết định dễ hiểu. Thứ hai, việc Lưu Thiện được kế vị nhận được sự ủng hộ đặc biệt quan trọng của thừa tướng Gia Cát Lượng.

3 vật được Tư Mã Viêm đặt vào lăng mộ của Lưu Thiện

Lưu Bị, được sử sách xác nhận là dòng dõi xa của hoàng tộc nhà Hán. Nhà nghèo, Lưu Bị xuất thân chỉ là một người bán dép rơm, lại có bản lĩnh thu phục lòng người, chiêu mộ được nhiều nhân tài phò tá xây dựng cơ đồ. Ông không phải là một nhân vật tầm thường.

Một người tài trí lỗi lạc như Gia Cát Lượng cũng vì Lưu Bị mà từ bỏ cuộc sống ẩn dật. Thậm chí sau khi Lưu Bị qua đời, ông vẫn tận tâm phò tá Lưu Thiện cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Điều này cho thấy Lưu Bị là một nhà lãnh đạo khiến người khác sẵn sàng hy sinh vì mình, có được lòng trung thành tuyệt đối của Gia Cát Lượng. Tuy nhiên, Lưu Thiện lại không kế thừa được ưu điểm của cha, trái lại còn nhu nhược, kém cỏi.

Lưu Thiện chết, Tư Mã Viêm đặt 3 vật vào lăng mộ: Hậu thế khẳng định Lưu Bị nếu biết là gì ắt sẽ tức giận - Ảnh 3.

Sau khi Lưu Bị qua đời, Gia Cát Lượng vẫn tận tâm phò tá Lưu Thiện cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. (Ảnh: Sohu)

Dù lúc Gia Cát Lượng còng sống, Lưu Thiện vẫn nghe theo lời ông, nhưng sau đó lại nghe theo lời gian thần, khiến cơ nghiệp nhà Hán sụp đổ. Năm 263, khi quân Tào Ngụy tiến công Thành Đô – trung tâm của Thục Hán, Lưu Thiện không chọn cách kháng cự mà lại quyết định mở cửa thành và đầu hàng một cách tự nguyện.

Có lẽ chính vì sự nhu nhược này mà quân Ngụy không làm khó Lưu Thiện. Ngay sau khi đầu hàng, Đặng Ngải – vị tướng của nhà Tào Ngụy, đã phong Lưu Thiện làm Phiêu Kỵ tướng quân. Về sau, khi đến Lạc Dương, Lưu Thiện được hoàng đế nhà Tào Ngụy ban tước An Lạc Công.

Lưu Thiện sau đó sống sung túc không cần lo việc nước, áo cơm đầy đủ nhưng bị giám sát chặt chẽ. Dù sống như vậy nhưng Lưu Thiện dường như chẳng mảy may bận tâm. Tư Mã Chiêu từng muốn thăm dò ý định khôi phục nhà Hán của Lưu Thiện, nhưng ông chỉ đáp lại bằng một câu “Ở đây vui vẻ, chẳng nhớ gì đến Thục”. Từ đó, Tư Mã Chiêu hoàn toàn buông lỏng sự cảnh giác, Lưu Thiện sống yên ổn trên đất địch cho đến khi qua đời ở tuổi 64.

Lưu Thiện chết, Tư Mã Viêm đặt 3 vật vào lăng mộ: Hậu thế khẳng định Lưu Bị nếu biết là gì ắt sẽ tức giận - Ảnh 4.

Sau khi Lưu Thiện mất, Tư Mã Viêm cho đặt ba món đồ vào lăng mộ của ông. (Ảnh: Sohu)

Sau khi Lưu Thiện mất, Tư Mã Viêm cho đặt ba món đồ vào lăng mộ của ông: một chén rượu, một chiếc váy của vũ nữ và một đôi dép rơm. Theo Sohu, hai món đồ đầu tiên phản ánh cuộc sống hưởng lạc của Lưu Thiện nơi đất khách. Còn món đồ thứ ba mang hàm ý mỉa mai sâu cay, chế giễu việc Lưu Thiện không giữ nổi cơ nghiệp cha ông gây dựng. Xuất thân là người bán dép rơm, Lưu Bị đã vùng lên khởi nghĩa, từ hai bàn tay trắng trở thành một vị vua. Việc Lưu Thiện không thể bảo vệ cơ nghiệp ấy quả thật là bất tài.

Theo nhiều học giả, nếu Lưu Bị biết được việc này ắt hẳn sẽ rất tức giận.

Qua hành động này, có thể thấy rõ sự khinh miệt của Tư Mã Viêm đối với Lưu Thiện. Có lẽ trong suy nghĩ của Tư Mã Viêm, Lưu Thiện làm tù binh mà không có dáng vẻ của tù binh, làm vua mà không có năng lực của một bậc quân vương, quả thật là vô dụng.

Tổng hợp

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan