Trang chủ Đời sống Đại kim tự tháp Ai Cập không có 4 mặt như bạn tưởng – và phải đến năm 1926 con người mới phát hiện ra

Đại kim tự tháp Ai Cập không có 4 mặt như bạn tưởng – và phải đến năm 1926 con người mới phát hiện ra

bởi Admin
0 Lượt xem

Kim tự tháp Giza – biểu tượng trứ danh của nền văn minh Ai Cập cổ đại – vẫn còn cất giấu rất nhiều bí mật. Ví dụ như khoảng trống khổng lồ bên trong công trình đã bị bịt kín suốt hơn 4.500 năm qua, hay câu hỏi rằng người Ai Cập xưa đã vận chuyển vật liệu xây dựng khổng lồ này đến công trường bằng cách nào?

Nhưng trước hết, hãy bắt đầu từ điều tưởng như đơn giản nhất: Kim tự tháp Giza có bao nhiêu mặt?

Nếu bạn trả lời là bốn, xin chia buồn – đó là đáp án sai. Và nếu bạn trả lời ba hay năm thì… có lẽ bạn đang hơi rối về mặt hình học.

- Ảnh 1.

Trên thực tế, số mặt chính xác của kim tự tháp này không được xác nhận bởi con người hiện đại cho đến tận năm 1926, khi phi công Không quân Hoàng gia Anh – P. Groves – bay qua khu vực và chụp được một bức ảnh từ trên cao. Ở góc nhìn đó, có thể thấy rõ rằng mỗi mặt của kim tự tháp đều bị lõm nhẹ vào giữa, chia bề mặt thành hai phần lệch góc nhau.

Theo nhà nghiên cứu Akio Kato từ Khoa Toán và Vật lý, Đại học Kanagawa (Nhật Bản):

“Kim tự tháp Giza thực chất là một khối bát giác lõm, chứ không phải tứ diện đều như chúng ta vẫn tưởng.”

Vết lõm này quá tinh vi để có thể nhận thấy từ mặt đất – nhưng lại hoàn toàn rõ ràng từ không trung. Và điều thú vị hơn là: chính cấu trúc lõm này lại giúp tăng độ ổn định và tuổi thọ cho toàn bộ công trình.

Trong một bài nghiên cứu công bố năm 2023, Kato cho rằng việc các lớp đá được xếp nghiêng và phần đế gia cố đã giúp công trình chịu được trọng lực khổng lồ, động đất và mưa giông suốt hàng ngàn năm. Ông ước tính rằng qua 4.500 năm, kim tự tháp đã hứng chịu hơn 500 cơn mưa lớn – điều khiến kết cấu phẳng sẽ yếu dần theo thời gian, trong khi kết cấu nghiêng sẽ siết chặt lại và bền hơn.

Dù vậy, câu hỏi đặt ra là: Liệu người Ai Cập cổ đại có cố tình thiết kế lõm như vậy để tăng độ bền, hay chỉ là một “tai nạn may mắn” của kỹ thuật thời đó?

Một số hành lang và căn phòng bị niêm phong trong kim tự tháp đã được phát hiện là không ổn định về mặt cấu trúc – cho thấy có khả năng những thay đổi về thiết kế là do điều chỉnh trong quá trình thi công. Nhưng dù là chủ đích hay tình cờ, thì “hình học ngược quy chuẩn” này vẫn giúp kỳ quan này tồn tại vững vàng suốt hàng thiên niên kỷ.

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan