Trang chủ Đời sống Con trai ăn mì gói trên tàu bị mắng là “không có học”: Lời nói của cha khiến mọi người im lặng!

Con trai ăn mì gói trên tàu bị mắng là “không có học”: Lời nói của cha khiến mọi người im lặng!

bởi Admin
0 Lượt xem

Khi trẻ em khóc lóc ồn ào trên máy bay, tàu điện ngầm, xe buýt hay tàu hỏa, nhiều người sẽ ngay lập tức cho rằng: “Lại là mấy đứa trẻ hư!” Và đằng sau những đứa trẻ hư, thường là cha mẹ nuông chiều. Sự khó chịu theo bản năng sẽ trỗi dậy, thậm chí còn dẫn đến cãi vã.

Quả thực, nếu một đứa trẻ đã đủ lớn để kiểm soát hành vi mà vẫn làm ồn, cha mẹ lại không can thiệp, thì thật khó mà chịu nổi. Nhưng nếu là một em bé, chưa thể tự kiểm soát tâm lý và hành vi thì sao?

Nếu là con bạn, bạn có thể bắt trẻ im lặng ngay lập tức như người lớn được không?

01. Bé trai ăn mì gói trên tàu cao tốc bị mắng là “không có giáo dục”

Dù là đi tàu cao tốc hay tàu thường, nhiều người thường có thói quen: Cứ lên tàu là thấy đói, nhất là khi ngửi thấy mùi đồ ăn thơm phức từ người khác. Mà nói đến đồ ăn trên tàu, không thể không nhắc đến mì ăn liền – “món quốc dân” của đường sắt.

Ảnh minh hoạ

Một ông bố ở Trung Quốc đã gặp tình huống thế này: Con trai đói bụng, đòi ăn mì. Anh liền chuẩn bị một cốc mì cho con. Khi mở nắp ra, mùi thơm bốc lên ngào ngạt, đứa trẻ vừa ăn, anh tranh thủ đi vệ sinh. Khi quay lại, anh nghe thấy tiếng con khóc, xung quanh có một nhóm người đang chỉ trích. Họ mắng đứa bé ăn mì trên tàu là “không có giáo dục”!

Người cha tức giận, lao tới che chắn cho con rồi bình tĩnh nói: “Các người gọi thế là có giáo dục sao? Một đứa trẻ nhỏ như vậy, các người lại đối xử như thế, thế mà là có văn hóa à?”.

Cả toa tàu im bặt. Những người kia đỏ mặt quay trở lại chỗ ngồi, không ai nói gì thêm.

Ông bố chỉ biết lắc đầu chua xót: “Ăn mì trên tàu thôi mà, cũng bị mắng là không có giáo dục sao?”. Chuyện tưởng nhỏ vậy thôi, nhưng có thể để lại một vết thương tinh thần suốt đời cho đứa trẻ.

Dư luận cũng chia rẽ. Có người cho rằng, khi mở nắp mì, mùi thơm lan tỏa rất nhanh và mạnh, đặc biệt là trong không gian kín như tàu cao tốc. Với nhiều người, đó là mùi hấp dẫn, nhưng với người khác, đó có thể là mùi khó chịu, gây buồn nôn, hoặc làm ảnh hưởng đến cảm giác thoải mái khi di chuyển. Ngoài ra, với người có văn hóa thì phải biết nơi công cộng nên yên tĩnh, sạch sẽ, không mùi lạ… hành vi như ăn mì là “thô lỗ” hoặc “kém văn minh”.

Luồng ý kiến khác nhận định, thực tế, không có quy định nào cấm ăn mì trên tàu cao tốc ở Trung Quốc, nhưng nhiều người vẫn vin vào cái gọi là “văn hóa công cộng” để đánh giá người khác. Đây là một chuẩn mực xã hội ngầm, không phải luật, nhưng khi bị phá vỡ, họ phản ứng cực đoan như thể bạn làm điều sai trái.

Trong khi người lớn mắng chửi một đứa trẻ “vô giáo dục”, thì chính hành vi của họ lại thể hiện rõ sự thiếu văn hóa.

2. Ứng xử ra sao trong trường hợp này?

Trong trường hợp này, khi con bị chỉ trích nơi công cộng vì hành vi như ăn mì trên tàu cao tốc, cha mẹ nên xử lý một cách vừa bảo vệ con, vừa thể hiện sự tôn trọng với người xung quanh. Cụ thể:

1. Giữ bình tĩnh và bảo vệ con

Khi con bị mắng hoặc hiểu lầm, cha mẹ nên giữ bình tĩnh, đứng ra che chở tinh thần cho con, tránh để con bị tổn thương trước mặt người lạ. Như người cha trong câu chuyện đã làm – anh ta không la mắng con, mà hỏi lại những người lớn đang mắng bé: “Các người cho rằng mình có giáo dưỡng, mà lại đi bắt nạt một đứa trẻ như vậy sao?”. Câu nói ấy vừa sắc sảo, vừa dứt khoát, thể hiện rõ lập trường không im lặng trước bất công, đồng thời không gây hấn thái quá.

2. Kiểm tra lại tình huống: Có gì mình có thể làm tốt hơn không?

Ví dụ: Nếu biết sắp tới là giờ ăn, cha mẹ có thể chuẩn bị đồ ăn trước, hạn chế đồ nặng mùi như mì gói, đặc biệt là trong không gian kín. Nếu con quá đói, nên nói với con và xung quanh rằng: “Xin lỗi, cháu đói quá nên ăn tạm chút mì. Mong mọi người thông cảm”.

Điều này giúp người khác thấy mình có ý tôn trọng không gian chung, và dễ bao dung hơn.

3. Dạy con sau sự việc, không phải trong lúc bị chỉ trích

Sau khi sự việc qua đi, hãy nhẹ nhàng giải thích cho con: “Hôm nay ba mẹ để con ăn mì trên tàu, có thể làm phiền người khác vì mùi. Sau này mình sẽ chọn chỗ ăn phù hợp hơn, con nhé”. Trẻ sẽ học được rằng: Bố mẹ không bao giờ bỏ rơi con, nhưng cũng luôn giúp con hiểu cách cư xử tử tế trong cộng đồng.

Người cha trong câu chuyện đã làm đúng ở việc bảo vệ con khỏi bị xúc phạm. Tuy nhiên, nếu có thể chuẩn bị kỹ hơn và tinh tế hơn, chắc chắn cha con anh sẽ tránh được rắc rối, và quan trọng nhất, con học được cách sống tử tế, không phải vì sợ bị chửi, mà vì hiểu và thương người khác.

2. Cha mẹ có con nhỏ nên làm gì?

– Lễ độ nơi công cộng

Trong không gian công cộng, ai cũng sẽ có lúc ảnh hưởng đến người khác. Chỉ có sự hiểu cho nhau, nhường nhịn nhau, mới là giáo dưỡng thật sự.

Có cặp vợ chồng nọ, mới chuyển đến nhà mới. Biết con đang tập đi, sợ làm phiền hàng xóm, họ tặng nhà dưới một tấm thảm chân và một bức thư xin lỗi. Một gia đình khác, có con học đàn, sợ làm phiền, đã viết tay thư gửi từng hộ trên dưới, báo trước thời gian tập và mong được cảm thông. Thậm chí có một chú mua vé giường nằm tàu nhưng lại ra ngoài ngồi suốt, chỉ vì… sợ tiếng ngáy làm phiền người khác – sau cùng chính mọi người trong toa đã khuyên bác về nằm.

Sự chu đáo của bạn có thể chạm đến lòng người, khiến họ sẵn sàng nhường nhịn ngược lại.

Giữa cuộc sống đầy tất bật, nếu mỗi người biết nghĩ đến nhau một chút, đó cũng là một niềm ấm áp lớn lao.

– Làm cha mẹ khi đưa con ra ngoài cần chuẩn bị, và cả… thấu hiểu

Cha mẹ đi đâu cũng vất vả, nhưng nếu có thể chuẩn bị trước và tôn trọng người xung quanh, sẽ đổi lại được nhiều hơn sự bao dung.

Ví dụ, khi đưa bé lên máy bay: Nên biết lúc cất/hạ cánh, bé dễ khó chịu vì thay đổi áp suất, nên cho bú hoặc dùng núm ti để giúp bé nuốt, giảm đau tai. Chọn chuyến bay trùng giờ ngủ của bé. Mang theo đồ chơi, sữa, khăn giấy… và đặc biệt là tấm lòng mong được cảm thông.

Từng có cặp vợ chồng dẫn con một tuổi đi máy bay. Sợ làm phiền, họ chuẩn bị sẵn túi quà nhỏ (kẹo và bịt tai) cho từng hành khách. Trong đó còn có một lá thư nhỏ, viết như lời đứa bé: “Đây là lần đầu tiên con đi máy bay. Con sẽ cố gắng không làm phiền ạ!

Sự chu đáo ấy khiến mọi người dù có nghe tiếng bé khóc cũng dễ dàng cảm thông hơn – bởi họ thấy được tấm lòng và nỗ lực của cha mẹ đứa bé. Một bên biết nghĩ cho người khác, một bên hiểu cho nỗi khổ của cha mẹ, như thế thì “chiến tranh” mới hóa “hòa bình”.

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan